Tiền sản giật – Tổng quan, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

March 24, 2020

Tiền sản giật thai kỳ gây nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi? Rất nhiều thắc mắc được chị em đưa ra trong thời gian gần đây mà chưa có lời giải đáp. Cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới này để trang bị thêm kiến thức thai sản cho mình vững vàng chị em nhé!

Thông tin cơ bản về hội chứng tiền sản giật

Tiền sản giật là một dạng biến chứng thai kỳ nghiêm trọng gây ra do huyết áp tăng cao trong thai kỳ. Biến chứng này có xu hướng gây tổn thương đến các cơ quan khác đặc biệt là thận. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp tiền sản giật có xảy ra trong tuần 21 của thai kỳ dù huyết áp của mẹ bầu lúc đó hoàn toàn bình thường.

Thế nào là hội chứng tiền sản giật thai kỳ
Thế nào là hội chứng tiền sản giật thai kỳ

Tuy nhiên, cao huyết cao chính là dấu hiệu chính cảnh báo nguy cơ tiền sản có thể sản ra. Hội chứng tiền sản giật thai kỳ khá nghiêm trọng, nó có thể gây nguy hiểm tính mạng mẹ và thai nhi nếu không phát hiện kịp thời. Mẹ bầu có thể xem thêm nội dung: Những điều cần biết khi mang thai

Nguyên nhân gây tăng huyết áp, sản giật thai kỳ

Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh tiền sản giật. Tuy nhiên, các chuyên gia có đưa ra một số yếu tố góp phần dẫn đến bệnh tiền sản ở các mẹ bầu:

+ Phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình từng bị tiền sản giật

+ Đối tượng mang thai có tiền sử mắc các bệnh về thận, đái tháo đường, các bệnh từ miễn, chứng rối loạn đông máu.

+ Thừa cân, béo phì thai kỳ.

Bà bầu cần kiểm soát cân nặng thai kỳ, tránh tăng cân quá nhanh
Bà bầu cần kiểm soát cân nặng thai kỳ, tránh tăng cân quá nhanh

+ Thiếu máu cục bộ tử cung-nhau thai. Do sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên các mạch máu.

+ Thai quá to hay việc mang thai đôi, mang đa thai cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.

+ Việc mang thai lần đầu hay mang thai khi đã ngoài 40 tuổi cũng làm tăng nguy cơ gặp tiền sản giật thai kỳ.

Triệu chứng, dấu hiệu tiền sản thai kỳ 

Dưới đây là một triệu chứng thường xảy ra khi mắc tiền sản giật mà mẹ bầu cần chú ý. Nó bao gồm các dấu hiệu cụ thể như: 

Tăng huyết áp dấu hiệu cảnh báo thường gặp

Đây là dấu hiệu hay gặp nhất và xuất hiện sớm nhất nếu bạn lỡ chẳng may bị tiền sản giật. Triệu chứng này có giá trị trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng. Trong trường hợp này, nếu huyết áp mẹ bầu đột ngột tăng cao (trước đó huyết áp bình thường) cần được theo dõi, phát hiện kịp sớm để có hạ huyết áp kịp thời.

Bà bầu có huyết áp càng cao trong thai kì thì nguy cơ mắc sản giật cũng như biến chứng có thể xảy ra càng nặng nề. Ngoài ra, nếu 6 tuần sau sinh mà huyết áp của mẹ vẫn còn cao thì nguy cơ mẹ bị tăng huyết áp mạn tính về sau là rất lớn. Việc thăm khám chuyên khoa tim mạch lúc này là vô cùng cần thiết để tìm ra hướng xử trí kịp thời.

Tiền sản giật sẽ gây phù

Phụ nữ mang thai bị tiền sản nặng có thể sẽ bị phù. Những chỗ bị phù sẽ mềm, ấn vào sẽ lõm xuống. Thông thường, 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu rất dễ bị phù ở chân, xuất hiện vào buổi chiều. Khi đó, bà bầu thường nằm gác chân thì sẽ giảm phù. Đây được coi là phù sinh lý bình thường.

tiền sản giật gây phù
Phù chân là một dấu hiệu tiền sản giật khi mang bầu

Trong trường hợp chẳng may bạn có dấu hiệu tiền sản giật. Để ý xem cơ thể mình có phù toàn thân, phù cả ngày và kê cao chân cũng không hết hay không nhé. Bởi đây chính là dấu hiệu của phù bệnh lý. Trong trường hợp nặng, phù tràn dịch đa mang hay phù não rất dễ xảy ra gây hiểm cho tính mạng mẹ và thai nhi.

Protein niệu dấu hiệu rõ ràng mẹ bầu chớ chủ quan

Nồng độ Protein niệu sẽ được thay đổi liên tục trong ngày. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp báo hiệu bạn đang có những vấn đề liên quan đến tiền sản giật. Để kết quả xét nghiệm được chính xã thì việc lấy mẫu nước tiểu trong suốt 24h là yêu cầu bắt buộc.

Nếu lượng protein niệu lớn hơn 0,3g/l/24h tức là bạn đang dương tính protein niệu.

Triệu chứng khác khi bệnh tiến triển nặng

+ Thiếu máu: Da xanh xao, mệt mỏi, niêm mạc nhợt.

+ Buồn nôn, nôn, đau bụng thượng vị, đau liên tục dữ dội không thấy dấu hiệu giảm.

+ Đau đầu, uống thuốc giảm đau không đỡ.

+ Hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, thị lực có dấu hiệu giảm.

+ Tràn dịch đa màng.

Khi bị tiền sản giật khi mang thai phải làm sao?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp khác nhau. Trong đó, có 2 trường hợp xảy ra

Tiền sản giật nhẹ

Trong trường hợp tình trạng bệnh nhẹ, mẹ bầu có thể được theo dõi tại nhà. Nhưng đảm bảo thực hiện: 

Theo dõi và kiểm tra huyết áp 2 lần/ngày. 

– Uống đủ nước. 

– Tăng cường chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, giảm bớt muối. 

– Nên nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng bên trái.

– Theo dõi nếu có dấu hiệu nặng lên thì cần đến ngay các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra hướng điều trị tích cực. Không được chủ để bệnh quá nặng gây nguy hiểm và khó điều trị sau này.

Mẹ cần ăn nhạt, hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối
Mẹ cần ăn nhạt, hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối

Trường hợp bệnh ở mức độ nặng

Trong trường hợp tiền sản giật nặng thì bắt buộc phải nhập việc và tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tại đây, mẹ bầu sẽ được kiểm tra protein niệu và cân nặng hằng ngày. Đo và kiểm tra huyết áp ít nhất 4 lần trong ngày. Đặc biệt, bác sĩ tiến hành siêu âm và theo dõi nhịp tim thai nhi thường xuyên.

Trường hợp quá nặng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng mẹ và thai nhi. Phương pháp cuối cùng có thể là chấm dứt thai kỳ. Khi lựa chọn này cần thực hiện trấn an tâm lý mẹ bầu, tránh biến chứng nguy hiểm sau đó. 

Phòng chống tiền sản, tăng huyết áp trong thai kỳ cho mẹ bầu

Việc ngăn ngừa nguy cơ tiền sản cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Bởi nếu bệnh không được phòng hay phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vì thế, biện pháp phòng ngừa luôn là yếu tố kiên quyết hàng đầu giúp mẹ bầu có được thai kỳ khỏe mạnh. Các vấn đề mẹ cần quan tâm bao gồm:

+ Thực hiện siêu âm và khám thai định kỳ. Mẹ nên cần kiểm tra huyết áp và protein niệu định kỳ, nhằm theo dõi và phát hiện các bất thường có thể xảy ra. 

+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học, đầy đủ. Chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất. Chẳng hạn như: protein, canxi, sắt…

+ Theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời với các trường hợp có nguy cơ cao mắc tiền sản giật.

+ Xét nghiệm sàng lọc ở tuần 12-14. Mẹ có thể phải thuốc dự phòng khi có nguy cơ cao..

Xem thêm chủ đề: Tiền sản giật sau sinh nguy hiểm mẹ bầu chớ chủ quan

Biến chứng nguy hiểm thường gặp ở mẹ bầu và thai nhi

Tiền sản giật thai kỳ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong biến chứng sản khoa. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu chủ quan hoặc không biết. Do vậy, để tìm hiểu các biến chứng nguy hiểm này, các mẹ bầu cần theo dõi ngay các thông tin;

Đối với thai phụ:

+ Hiện tượng phù não, xuất huyết và tràn dịch màng não.

+ Phù võng mạc mắt, nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa.

+ Tình trạng suy thận cấp rất dễ xảy ra.

+ Suy gan. Số ít trường hợp tiến triển nặng nề gây vỡ gan.

+ Phù phổi cấp hay phù tim rất dễ gặp trong những trường hợp tiền sản giật ở phụ nữ mang thai nặng.

+ Rối loạn đông máu, giảm số lượng tiểu cầu.

+ Tăng huyết áp mạn tính sẽ xảy ra nếu huyết áp không có xu hướng ổn định sau sinh.

Biến chứng nặng nề lên thai nhi như:

+ Kém phát triển.

+ Sảy thai, chết lưu hay sinh non.

Thai nhi chậm phát triển, lưu thai
Thai nhi chậm phát triển, lưu thai

Hội chứng Hellp

Ngoài ra, tiền sản giật ở bà bầu có thể tiến triển nặng thành hội chứng HELLP- hội chứng gây tan huyết, giảm số lượng tiểu cầu và tăng men gan nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Qua đây chắc các bạn cũng đã có cho mình những thông tin cơ bản liên quan đến biến chứng nguy hiểm liên quan đến thai nghén này rồi nhỉ. Việc hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình trong thai kỳ và nắm rõ thông tin về các căn bệnh dễ gặp khi mang thai, thăm khám định kỳ sẽ giúp mẹ bầu chủ động phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời.

Ngoài ra, nếu có gặp những bất thường trong thai kỳ thì hãy chủ động liên hệ và tới các bệnh viện gần nhất nhé. Chúc các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh và sẵn sàng đón bé yêu chào đời!

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN