Sản giật là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

June 6, 2021

Sản giật là một trong những tai biến nguy hiểm của sản khoa, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai; gây hôn mê sâu, co giật,… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Vậy sản giật là gì? Có biện pháp nào giúp mẹ bầu phòng ngừa tình trạng này? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Sản giật là gì?

Sản giật (Eclampsia) là tình trạng khởi phát cơn động kinh (co giật) hoặc hôn mê không rõ nguyên nhân ở thai phụ. Bệnh do tiền sản giật nặng biến chứng tạo thành. Tình trạng này thường xảy ra sau tiền sản giật, cứ 200 thai phụ bị tiền sản giật sẽ có 1 thai phụ bị sản giật. Đây là tình trạng rất hiếm gặp nhưng lại đặc biệt nghiêm trọng. 

"<yoastmark

Sản giật là gì?

Huyết áp tăng cao trong thai kỳ và sau sinh là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này. Tuy nhiên sản giật sau sinh lại ít gặp hơn. Khi huyết áp tăng cao, lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi sẽ giảm. Từ đó, nó làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi. Điều này gây ra những hậu quả xấu, khiến bé sinh ra nhẹ cân hơn so với bình thường. Khi xuất hiện những vấn đề về sức khỏe, có thể khiến mẹ bắt buộc phải sinh non để đảm bảo an toàn. Trong một số trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Triệu chứng thường gặp khi bị sản giật

Vì sản giật là biến chứng của tiền sản giật nên thai phụ có thể xuất hiện triệu chứng của cả 2 tình trạng này. Tuy nhiên, cũng có thể một số triệu chứng xuất hiện là do các tình trạng bệnh lý khác. Chẳng hạn như tiểu đường hay bệnh về thận. Tốt nhất nếu có bất cứ biểu hiện nào không rõ thì mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Một số triệu chứng sản giật nhẹ thường gặp

+ Huyết áp cao

+ Sưng hay phù ở mặt, chân, tay

+ Đau đầu

+ Cân nặng tăng nhanh và quá mức

+ Buồn nôn, nôn

+ Các vấn đề về thị lực như nhìn mờ, mất thị lực

+ Khó đi tiểu

+ Đau bụng, đặc biệt đau ở vùng thượng vị bên phải

"Một

Một số triệu chứng của tiền sản giật

Các mẹ bầu mắc sản giật có thể xuất hiện những triệu chứng kể trên hoặc có những trường hợp không có triệu chứng tiền sản giật nào.

Các triệu chứng sản giật nguy hiểm

+ Co giật

+ Mất ý thức

+ Kích động

Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu cần phải khám thai định kỳ để có thể theo dõi thai kỳ một cách tổng quát, kiểm soát được các nguy cơ bệnh tật, tránh gặp phải những điều đáng tiếc.

Hậu quả nặng nề trên thai nhi và mẹ bầu

Sản giật có thể để lại những hậu quả nặng nề trên thai nhi và mẹ bầu.

– Đối với thai phụ: Trẻ có thể bị đột quỵ, trường hợp bệnh nặng nếu không phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời, thai phụ có thể tử vong.

– Đối với thai nhi: Trẻ sinh ra kém phát triển, hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh. Có thể có những trường hợp sinh non hoặc chết lưu.

"Mẹ

Mẹ bầu bị sản giật gây hậu quả nặng nề trên thai nhi

Xử trí thế nào khi mẹ bầu bị sản giật

Như đã trình bày ở trên, tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ bầu nên xử trí như thế nào: 

Xảy ra trong thai kỳ

Cách để duy nhất để điều trị dứt điểm là cho mẹ bầu sinh càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh, đồng thời sẽ dựa trên số tuần của thai nhi để lựa chọn phương pháp điều trị.

– Nếu thai nhi phát triển tốt, từ 37 tuần tuổi trở lên, bác sĩ sẽ chỉ định sinh để tình trạng bệnh không diễn biến tệ hơn.

– Với thai nhi dưới 37 tuần tuổi và bệnh chưa diễn biến nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ theo dõi thai phụ chặt chẽ, đợi đến khi thai nhi đủ lớn để chào đời.

Nếu tình trạng bệnh ở mức độ bệnh nặng hay nhẹ, mà các bác sĩ sẽ có những cách điều trị phù hợp. Trường hợp bệnh nhẹ không biến chứng, bác sĩ có thể điều trị bệnh bằng thuốc chống co giật hoặc thuốc hạ huyết áp để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. Ngoài ra, thai phụ cần được theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt, đảm bảo cho quá trình sinh nở được diễn ra tốt đẹp, thuận lợi.

Xảy ra trong lúc chuyển dạ và sau sinh

Sản giật không chỉ xảy ra trong thai kỳ mà nó có thể xảy ra sau sinh. Thông thường, các dấu hiệu xuất hiện ngay sau quá trình chuyển hoặc hoặc sau sinh trong vòng 48 giờ. Đặc biệt xuất hiện muộn nhất sau 6 tuần sau sinh. Do đó, mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và đo huyết áp hàng ngày khi ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

"Thai

Thai phụ được kiểm tra huyết áp thường xuyên nếu mắc sản giật

Phòng ngừa bệnh sản giật

Để phòng ngừa, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau: 

– Có lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích. Nên thường xuyên tập thể dục và cần kiểm soát cân nặng. Đảm bảo chỉ số BMI ≥ 25 ( mức độ thừa cân–béo phì),…

– Chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

– Khám thai định kỳ đúng lịch và đầy đủ.

– Chủ động theo dõi và ghi lại những thay đổi về cân nặng, huyết áp,… hàng ngày. Nhằm kịp thời phát hiện sớm những bệnh lý bất thường.

– Thông báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất thường.

Trên đây là một số vấn đề mẹ bầu cần nắm được khi mang thai. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, mẹ cần khám thai định kỳ để tránh được rủi ro sức khỏe cho chính bản thân cũng như cho bé.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN