Bổ sung kẽm cho bà bầu có lợi ích gì?

September 8, 2020

Kẽm là một nguyên tố vi lượng không thể thiếu được của cơ thể chúng ta, bởi nó là chìa khóa kích hoạt các enzym của cơ thể. Vậy bổ sung kẽm cho bà bầu có lợi ích gì? Mời các mẹ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của kẽm cho phụ nữ mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu cần rất nhiều dưỡng chất để thai nhi phát triển, kẽm là một trong các dưỡng chất không thể thiếu được. Vai trò cụ thể của nó với bà bầu là:

+ Đảm bảo mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh: Kẽm hỗ trợ mẹ bầu hấp thụ tốt các khoáng tố vi lượng khác như mangan, đồng… Từ đó giúp mẹ bầu đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển tốt.

+ Giúp mẹ bầu nhanh chóng hồi phục sau quá trình vượt cạn: Kẽm tham gia vào quá trình tạo mô mới, tăng cường làm lành vết thương từ quá trình sinh nở.

Vai trò của kẽm cho bà bầu
Vai trò của kẽm cho bà bầu

+ Tăng hấp thu canxi cho mẹ bầu: Khi bổ sung kẽm cùng với canxi, kẽm hỗ trợ mẹ bầu hấp thu tốt canxi vào xương, tăng mật độ canxi trong xương, hạn chế tình trạng mất xương do phản ứng hủy xương gây ra. Từ đó giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh về xương khớp. Thêm nữa, khi mẹ đủ canxi, con sẽ phát triển tốt hệ thống khung xương, đảm bảo chiều cao và cân nặng chuẩn.

+ Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu: Kẽm kích hoạt tế bào miễn dịch lympho T, tăng cường hoạt động của tế bào này, giúp cơ thể loại trừ tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… Ngoài ra, nó còn giúp thai nhi phát triển và hoàn thiện chức năng hệ miễn dịch.

Vai trò của kẽm cho thai nhi

+ Tăng cường sự phát triển của thai nhi: Kẽm tham gia vào quá trình phân chia tế bào, hỗ trợ tạo tế bào mới, đảm bảo cho thai nhi hoàn thiện các bộ phận của cơ thể. 

+ Hỗ trợ thai nhi phát triển tốt hệ thần kinh và não bộ: Kẽm có nồng độ cao trong não thai nhi, nó hỗ trợ phát triển tế bào và chức năng của não bộ cũng như hệ thần kinh, góp phần hỗ trợ cho trẻ nhận thức và ghi nhớ tốt trong tương lai.

+ Giảm tình trạng bị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh: Theo nghiên cứu, kẽm có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Khi mẹ bầu bổ sung kẽm đầy đủ sẽ hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy ở con.

Do vậy mẹ bầu cần bổ sung kẽm đầy đủ để mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt. 

Hàm lượng kẽm cần thiết cho bà bầu

Kẽm rất quan trọng tuy nhiên chỉ cần một lượng nhỏ đã đủ đáp ứng nhu cầu của mẹ bầu. Theo khuyến cáo, hàm lượng kẽm cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ là 11- 12mg/ngày. Với bà mẹ cho con bú thì hàm lượng kẽm cần thiết là 12- 13mg/ngày.

Thiếu hoặc thừa kẽm có ảnh hưởng gì?

Với các khoáng chất vi lượng, thiếu hoặc quá liều đều để lại tác dụng phụ nghiêm trọng. Đối với kẽm, thì thừa hoặc thiếu sẽ có một số ảnh hưởng như sau:

Mẹ bầu thiếu kẽm

+ Hệ thống miễn dịch của mẹ suy giảm, mẹ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm phổi… 

+ Mẹ sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, trầm cảm, nguy cơ sinh non cao.

Thiếu kẽm gây mệt mỏi ở phụ nữ mang thai
Thiếu kẽm gây mệt mỏi ở phụ nữ mang thai

+ Chậm lành vết thương, tăng nguy cơ tiền sản giật.

+ Các khoáng tố vi lượng khác bị giảm hấp thu do thiếu kẽm. Từ đó, nó dẫn đến sức khỏe mẹ bầu không đảm bảo, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển. Đặc biệt là hệ thần kinh và hệ miễn dịch, thiếu chiều cao và cân nặng so với tuổi.

+ Con sinh ra thiếu kẽm sẽ nhận thức chậm, dễ mắc một số bệnh về não bộ và hệ thần kinh. Chẳng hạn như bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, miễn dịch kém nên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm phế quản…

Mẹ bầu thừa kẽm

+ Mẹ sẽ gặp ngay tình trạng buồn nôn, tiêu chảy. 

+ Đắng miệng thường xuyên dẫn đến chán ăn.

+ Thiếu đồng và các khoáng tố khác.

+ Giảm sức đề kháng ở mẹ bầu do rối loạn đáp ứng miễn dịch.

+ Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do giảm cholesterol tốt.

Vậy nên các mẹ hãy bổ sung đúng hàm lượng kẽm theo khuyến cáo nhé.

Bổ sung kẽm cho bà bầu bằng cách nào?

Mẹ bầu có thể bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm và từ thực phẩm chức năng. Dưới đây là một số nguồn chứa nhiều kẽm mà mẹ bầu có thể tham khảo:

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Danh sách những thực phẩm giàu kẽm nhất theo Viện dinh dưỡng quốc gia tính trong 100mg là: 

+ Sò chứa 13.4mg.

+ Củ cải: 11mg.

+ Cùi dừa già 5mg.

Ngoài ra còn có Đậu Hà Lan, Đậu Tương, lòng đỏ trứng gà, bột mì, thịt lợn nạc, thịt bò, khoai lang…

Thực phẩm bổ sung kẽm cho bà bầu
Thực phẩm bổ sung kẽm cho bà bầu

Trên đây là các thông tin chi tiết về vai trò của kẽm với mẹ bầu, hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho các mẹ. Các mẹ hãy bổ sung kẽm cho bà bầu đầy đủ theo khuyến cáo nhé!

Xem thêm: Vitamin d3 k2

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN