Vai trò của khoáng chất Mangan là gì cho cơ thể

August 21, 2020

Mangan rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết. Vậy Mangan có vai trò gì đối với cơ thể của chúng ta. Bài viết dưới đây sẽ nói về tác dụng của Mangan đối với từng đối tượng, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay nhé. 

Tìm hiều về khoáng chất Mangan là gì?

Mangan là một chất khoáng vi lượng, ký hiệu Mn trong hóa học và nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp. Với cơ thể người ion Mangan (II) đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ chất này để sử dụng.

Tác dụng của Mangan đối với cơ thể

Dù chỉ với một lượng nhỏ nhưng Mangan tham gia vào hoạt động chuyển hóa acid amin, cholesterol, glucose và carbohydrate. Ngoài ra, nó cũng có mặt trong việc hình thành xương, đông máu và hoạt động kháng viêm. Từ đó Mangan có những tác dụng khác nhau tùy theo đối tượng cụ thể.

Mangan là gì
Mangan là gì?

Vai trò của mangan đối với trẻ nhỏ

+ Tăng độ dày của xương: Mangan kết hợp với vitamin D và canxi thúc đẩy quá trình phát triển xương mạnh mẽ, tăng canxi lắng đọng và tăng độ dày của xương, hỗ trợ trẻ nhỏ phát triển tốt xương, đảm bảo xương chắc khỏe. 

+ Tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện: Mangan kích hoạt nhiều enzym xúc tác cho quá trình trao đổi chất ở cơ thể trẻ nhỏ. Từ đó, nó giúp trẻ tiêu hóa và sử dụng các chất như vitamin, protein, cholesterol, carbohydrate, Mng cung cấp năng lượng cho các cơ quan khác hoạt động, đặc biệt là hệ miễn dịch và não bộ.

Mangan có lợi ích gì đối với người lớn

+ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường: Mangan hỗ trợ tuyến tụy sản xuất insulin, giảm lượng đường trong máu. Đây là cách hỗ trợ người mắc bệnh tiểu đường sản xuất insulin theo cơ chế tự nhiên.

+ Cung cấp chất chống oxy hóa, giảm viêm: Nhờ Mangan mà cơ thể tạo được chất chống oxy hóa  superoxide effutase, chất này giúp phá hủy và bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại, giảm nguy cơ mắc bệnh do gốc tự do gây ra như bệnh tim mạch, ung thư, lão hóa sớm. 

Ngoài ra, superoxide effutase còn giúp giảm viêm ở một số trường hợp như viêm màng phổi, viêm ruột, bệnh vẩy nến. Đặc biệt khi Mangan kết hợp với glucosamine và chondroitin giúp giảm đau khớp hiệu quả.

+ Tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương, đặc biệt ở người trung niên: Mangan giảm tình trạng “mất xương” do phản ứng hủy xương ở một số vị trí như cột sống, xương khớp. Vì thế các sản phẩm canxi như canxi cho bà bầu đều bổ sung thêm khoáng tố Mangan.

+ Hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ, phòng ngừa bệnh động kinh: Mangan có tác dụng làm giãn tĩnh mạch, giúp máu lưu thông đến các mô đặc biệt là não bộ. Tăng lưu lượng máu, giảm nguy cơ đột quỵ- nguyên nhân chính gây bệnh động kinh ở người lớn.  

Mangan đối với phụ nữ mang thai

+ Hỗ trợ cơ thể mẹ tiêu hóa và sử dụng tốt các dưỡng chất: Mangan kích hoạt các enzym cần thiết cho hoạt động trao đổi chất, phân giải protein, chất béo, vitamin thành phân tử nhỏ để mẹ sử dụng, cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.

Bà bầu uống mangan
Bà bầu cần uống mangan

+ Giúp chữa lành vết thương: Mangan kết hợp với vitamin K tăng cường hoạt động hình thành cục máu đông, làm lành vết thương. Đặc biệt với phụ nữ sau sinh cần bổ sung Mangan để nhanh chóng cầm máu. Ngoài ra, nó còn tăng sản xuất collagen-yếu tố cần thiết cho việc chữa lành vết thương.

Hàm lượng mangan vừa đủ cho cơ thể

Mangan rất quan trọng với cơ thể, thiếu mangan có thể gây ra một số hậu quả như:

+ Phát triển chậm ở trẻ nhỏ.

+ Xương yếu, dễ bị loãng xương ở người già, biến dạng xương ở trẻ nhỏ.

+ Có nguy cơ cao bị vô sinh.

+ Chuyển hóa bất thường carbohydrate, chất béo. Nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch, tiểu đường.

Tuy nhiên bổ sung nhiều Mangan cũng không tốt cho cơ thể, một vài tác hại khi quá liều Mangan là: 

+ Viêm phổi, bệnh đường hô hấp.

+ Độc với thần kinh như rối loạn chức năng hệ thần kinh, giảm chức năng vận động

Vậy nên bổ sung đúng liều lượng Mangan rất quan trọng, theo khuyến cáo hàm lượng Mangan vừa đủ cho cơ thể là từ 1.2mg đến 2.3mg tùy theo lứa tuổi:

+ Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 1.2mg Mangan mỗi ngày.

+ Trẻ từ 4 đến 8 tuổi tăng lên đến 1.5mg/ngày.

+ Từ 9 đến 18 tuổi cần 1.6mg/ngày với nữ.

+ Nam giới từ 9 đến 13 tuổi cần 1.9mg/ngày; còn từ 14 đến 18 tuổi tăng lên đến 2.2mg/ngày. Đến 19 tuổi cần 2.3mg mỗi ngày.

Quá liều Mangan gây độc thần kinh
Quá liều Mangan gây độc thần kinh

Bổ sung mangan bằng cách nào?

Cơ thể con người không thể sản xuất mangan, nhưng nó có thể lưu trữ nó trong gan, tuyến tụy, xương, thận và não. Nguồn bổ sung Mangan thường đến từ nguồn thực phẩm như:

+ Các loại hạt: hạnh nhân, hồ đào…

+ Đậu và cây họ đậu.

+ Các loại rau xanh lá như rau bina.

+.Trái cây như dứa.

+ Bột yến mạch, gạo lứt, sô-cô-la đen.

Với chế độ ăn uống thông thường đã có thể bổ sung đủ Mangan cho cơ thể. Nếu muốn bổ sung thêm từ sản phẩm Mangan tổng hợp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp quá liều.

Trên đây là các thông tin chi tiết về vai trò của Mangan là gì cho cơ thể chúng ta, hy vọng sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho các bạn, hãy ăn nhiều thức ăn chứa Mangan để cơ thể khỏe mạnh nhé!

Xem thêm: Boron là gì?

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN