Bà bầu bị ốm phải làm sao? 5 lời khuyên hữu ích

April 15, 2021

Bị ốm là tình trạng xảy ra khá phổ biến với tất cả mọi người. Đặc biệt, khi mang thai, hệ miễn dịch thường suy giảm, bà bầu dễ bị ốm hơn với các biểu hiện như cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp,… Nếu không chăm sóc cẩn thận, không những sẽ lâu khỏi ốm, mà còn có thể ảnh hưởng tới cả thai nhi. 

Nguyên nhân bà bầu bị ốm

Bà bầu bị ốm, cơ thể sẽ mệt mỏi, người luôn cảm thấy ốm yếu. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe thai phụ bị giảm sút trầm trọng. Vì vậy, cần phải tìm ra nguyên nhân để giúp hạn chế tối đa nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề hơn.

Bà bầu bị ốm do cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm thường gặp, về đường hô hấp. Bệnh này tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại mang tới cho mẹ bầu cảm giác rất khó chịu. Mặt khác còn khiến mẹ bầu lo lắng và sợ ảnh hưởng tới thai nhi. 

Cảm lạnh hay còn gọi là cảm, viêm mũi họng, viêm mũi cấp,… gây ra cho virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Thông thường, cảm lạnh sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan như xoang, mũi, họng. 

Cảm lạnh ảnh hưởng đến các cơ quan như xoang, mũi, họng

Cảm lạnh ảnh hưởng đến các cơ quan như xoang, mũi, họng

Triệu chứng bao gồm:

+ Sốt cao, rét run, ớn lạnh.

+ Mệt mỏi, đau đầu.

+ Ho, đau rát họng.

+ Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.

+ Ăn không ngon miệng.

Các triệu chứng này thường nhẹ, từ từ và sẽ tự khỏi trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. 

Cảm cúm khi mang bầu

Cảm cúm, đôi khi thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Cần phải phân biệt rõ cảm cúm với cảm lạnh vì cách chữa trị và phòng ngừa của từng loại bệnh là khác nhau. Đặc biệt với những trường hợp đang mang thai, cúm không chỉ ảnh hưởng tới mẹ, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cả thai nhi.

Bệnh cúm, thường do virus cúm A, B gây ra. Các chủng cúm thường hoạt động thay đổi theo từng năm. Bởi vậy, mọi người nên tiêm phòng ngừa cúm mỗi năm.

Triệu chứng cảm cúm khi mang thai bao gồm:

+ Ho khan, khô rát cổ họng.

+ Sốt từ vừa đến cao, ớn lạnh, rùng mình.

+ Viêm họng.

+ Đau đầu, nhức mỏi các cơ.

+ Nghẹt mũi, chảy nước mũi.

+ Mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần.

Bà bầu bị ốm, cơ thể mệt mỏi

Bà bầu bị ốm, cơ thể mệt mỏi

Thời gian ủ bệnh cúm từ 1-4 ngày. Các triệu chứng cúm diễn ra nhanh chóng, có xu hướng nghiêm trọng và kéo dài từ 1 đến 2 tuần. 

Bà bầu có thể bị cúm quanh năm nhưng đặc biệt dễ bị nhất vào mùa đông. Vì vậy khi đang mang thai, mẹ bầu có dấu hiệu bị cảm thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong 48 giờ đầu tiên khi có các dấu hiệu.

Cả hai bệnh cảm cúm và cảm lạnh đều thường hay gặp ở phụ nữ khi mang thai với những triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên, quá trình diễn biến bệnh thường có nhiều khác biệt nên mẹ bầu cần nắm rõ bệnh tình, theo dõi quá trình tiến triển để có các xử trí kịp thời. 

Bị ốm khi mang thai có nguy hiểm không ?

Bà bầu bị ốm, tùy vào nguyên nhân, tình trạng và mức độ sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và con. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ không quá nguy hiểm.

Với những trường hợp bị ốm dai dẳng, không chữa trị ngay, đặc biệt là khi bị cảm cúm. Không chỉ khiến cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, ảnh hưởng tới não bộ,… Bên cạnh đó, khi sốt quá cao kết hợp với độc tính của virus, sẽ kích thích co bóp tử cung gây ra sảy thai, lưu thai, sinh non,…

Bà bầu bị ốm ảnh hưởng đến thai nhi

Bà bầu bị ốm ảnh hưởng tới thai nhi

Nhìn chung bà bầu bị ốm vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi có các dấu hiệu thì cần phải đi khám ngay.

Chăm sóc mẹ bầu khi bị ốm

Bà bầu bị ốm cần phải có một chế độ chăm sóc vô cùng đặc biệt. Phải làm sao để mẹ bầu nhanh khỏi ốm và vẫn giữ được an toàn cho cả mẹ và bé là điều không phải ai cũng biết.

Dưới đây là một số nguyên tắc khi chăm sóc bà bầu bị ốm:

Hỏi ý kiến bác sĩ 

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như : đau đầu, chóng mặt, sốt, ho, nhức mỏi cơ thể, cảm lạnh,… Thì mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế gần nhất, hỏi ý kiến bác sĩ. Đồng thời làm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh để có kế hoạch điều trị hợp lý.

Không được tự ý dùng thuốc 

Bà bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc theo ý kiến của người nhà, hay theo đơn của người khác. Rất nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây quái thai, sảy thai,… khi dùng không đúng cách hoặc quá liều. Vì vậy chỉ khi mẹ bầu đi khám có đơn bác sĩ phù hợp thì mới được dùng thuốc.

Bà bầu bị ốm không được tự ý dùng thuốc

Bà bầu bị ốm không được tự ý dùng thuốc

Chế độ dinh dưỡng phù hợp 

Mẹ bầu cần phải thiết lập một chế độ ăn uống đặc biệt khi bị ốm. Để đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để vượt qua bệnh tật. Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất khoáng như: sắt, kẽm, vitamin A, C, D, E,… Nên chế biến ở dạng lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp,…

Khi bị ốm, mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn bình thường. Đặc biệt là nước hoa quả như nước cam, nước bưởi,… các loại nước giàu vitamin C. 

Ngoài ra, khi mẹ bầu bị viêm, nên kết hợp mật ong và chanh để làm giảm trạng thái một cách hiệu quả nhất. 

Vệ sinh mũi họng thường xuyên

Bà bầu nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mũi họng ít nhất 2 lần/ ngày. Nên làm ấm dung dịch trước khi sử dụng. 

Bà bầu có thể xem thêm nội dung: Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi bị ốm, mẹ bầu không nên gắng sức làm việc. Nên dành nhiều thời gian để thư giãn trong không gian thoáng khí, sạch sẽ, yên tĩnh,… Đồng thời, tránh tiếp xúc với những đối tượng nghi nhiễm bệnh.

Bà bầu bị ốm khi mang thai cần phải thật cẩn thận và không được lơ là với sức khỏe của mình. Bởi nếu chủ quan, không có kế hoạch điều trị phù hợp. Không những ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu, còn gây ra mối nguy hại cho cả thai nhi. Bà bầu bị ốm phải làm sao? Hy vọng với bài viết này mẹ bầu đã biết cách chăm sóc sức khỏe cho mình.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN