BÀ BẦU BỊ CẢM CÚM TỪ THÁNG THỨ 4 ĐẾN THÁNG THỨ 9

October 31, 2021

Cảm cúm là căn bệnh hết sức bình thường mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên nó lại là mối đe dọa lớn đối với phụ nữ mang thai. Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 đến tháng 9 sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng gì và cách khắc phục?

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4,5,6 có ảnh hưởng đến thai nhi?

Cảm cúm là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết như nắng, mưa, khí hậu nóng ẩm đột ngột… Cúm là căn bệnh khi cơ thể nhiễm virus. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi làm tốc độ phát triển virus nhanh chóng mặt gây ra. Nó gây ra hiện tượng sốt, ho, đau họng, sổ mũi… Mẹ bầu cần thận trọng khi mắc bệnh cảm cúm trong suốt thai kỳ.

Trong giai đoạn mang thai tháng thứ 4-5-6 bà bầu cần có những lưu ý bảo vệ sức khỏe. Nếu có những biểu hiện cảm cúm mà không được điều trị đúng cách. Mẹ bầu rất có thể sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.

Bà bầu tháng thứ 4 nên thận trọng với bệnh cảm cúm
Bà bầu tháng thứ 4 nên thận trọng với bệnh cảm cúm

Bà bầu cảm cúm tháng 4

Phải thận trọng nếu sốt kèm theo buồn nôn, chóng mặt. Vì rất có thể virus làm thân nhiệt thai phụ tăng cao gây sốt, đau rát họng, sổ mũi. Rối loạn chức năng trong cơ thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy hiểm hơn virus có thể xâm nhập vào bào thai. Để lại các hậu quả nghiêm trọng như tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết… Tháng 4 thai nhi vẫn còn đang phát triển. Vì vậy bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 cần hết sức thận trọng.

Bà bầu cảm cúm tháng thứ 5

Tháng thứ 5 thai nhi đang dần ổn định. Vậy nên cảm cúm thông thường không có nhiều nguy hại đến mẹ và con. Vậy nên nếu mẹ có những biểu hiện ho, sốt thông thường, ở mức độ nhẹ thì đừng lo lắng quá nhé. Chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày nếu mẹ nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ đấy. 

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 6

Đến tháng thứ 6 thai nhi được coi là đã dần ổn định trong bụng mẹ. Mẹ bị cảm cúm giai đoạn này thì cũng có ít biến chứng hơn so với những tháng đầu kỳ. Mẹ không nên lo lắng, tìm đến bác sĩ trị dứt điểm bệnh cảm cúm để không gây hại cho thai nhi mẹ nhé. 

Cảm cúm là mối nguy hại với bà bầu
Cảm cúm là mối nguy hại với bà bầu

Giai đoạn 3 tháng giữa kỳ thai nhi hầu như đã ổn định trong bụng mẹ. Vì vậy mẹ đừng quá lo lắng nếu bị cảm cúm. Mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ và tìm cách điều trị cảm cúm để thể trạng cơ thể và thai nhi được tốt nhất nhé.

Bà bầu tháng 7,8,9 bị cúm có sao không?

Mẹ bị mắc cảm cúm vào 3 tháng đầu, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. 3 tháng cuối kỳ, mẹ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh non cao hơn so với người khác. 

Lưu ý vào tháng thứ 7 của thai kì

Những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu bị cảm cúm có thể gây ra những dị tật bẩm sinh. Em bé có thể bị suy thận, cơ thể suy nhược và chậm lớn. Nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp. Trẻ có thể nhạy cảm và thường xuyên dị ứng khi còn nhỏ. Những dị tật không may để lại trên cơ thể trẻ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ và cuộc sống sau này của con.

Nguy cơ mắc cúm tháng thứ 8

Tại thời điểm này nếu thai phụ bị cảm cúm kèm sốt trên 39 độ rất nguy hiểm cho em bé. Độc tính của virus kết hợp với sốt cao có thể dẫn đến biến chứng sảy thai, sinh non do co bóp tử cung. Giai đoạn này mẹ bị cảm cúm nặng con có khả năng mắc các dị tật bất thường về tim và các giác quan. 

Thận trọng khi bà bầu bị cúm tháng thứ 9

Mặc dù giai đoạn này em bé gần như đã hoàn thiện và chuẩn bị ra khỏi bụng mẹ. Tuy nhiên nếu mẹ mắc cảm cúm con vẫn sẽ bị ảnh hưởng đó nhé. Con có thể ra ngoài sớm hơn dự kiến. Con nhiễm virus từ cơ thể mẹ khiến sức khoẻ con suy yếu, rất dễ ốm. Vì vậy mẹ đừng chủ quan hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và có phương án điều trị kịp thời nhé.

Xem thêm: Cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu phải làm sao khi bị cúm?

Khi mẹ bầu bị cảm cúm, trước tiên hãy: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối ấm nếu đau rát họng hoặc ho, ăn uống đủ chất, tăng cường vitamin C cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

Trường hợp cảm cúm nặng hơn một chút kèm các triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, đau họng kéo dài… thì sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau, xoang. Nhỏ nước nhỏ mũi, thuốc xịt để thông tắc mũi. Dùng mật ong hoặc chanh giúp làm dịu cơn đau họng… 

Cảm cúm ở mẹ ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Cảm cúm ở mẹ ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Lưu ý quan trọng: Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc kháng sinh thường trị cảm cúm có ảnh hưởng cực xấu tới thai nhi. Đa phần các loại thuốc kháng sinh đều liệt vào danh sách ‘’chống chỉ định với phụ nữ mang thai’’. Khi bị cảm cúm, đi khám bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Khi mang thai hệ miễn dịch của bà bầu thường bị suy giảm chức năng. Vì vậy bà bầu là đối tượng rất dễ bị cảm cúm trong suốt thai kỳ. Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 đến tháng 9 cần  bổ sung kiến thức về cảm cúm thai kỳ đầy đủ và cần thiết. Hãy tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ con để mẹ tròn con vuông nhé.

Xem thêm: Bà bầu bị ốm phải làm sao?

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN