Hướng dẫn chăm sóc bà bầu bị cảm đúng cách

April 1, 2021

Bà bầu bị cảm có thể dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm như sảy thai, sinh non, thai nhi bị dị tật,.. Khi mẹ bầu bị cảm cúm cần chăm sóc như thế nào?

Điều trị cảm cúm cho phụ nữ mang thai

Cảm lạnh là một bệnh rất phổ biến do virus gây ra. Nó có thể gây nghẹt mũi, sau đó chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng và ho. Cảm lạnh thường sẽ kéo dài trong khoảng một tuần khi cơ thể chống lại nhiễm trùng. Cúm là một bệnh truyền nhiễm do vi rút lây lan qua ho và hắt hơi. Không giống như cảm lạnh, cảm cúm do một nhóm vi rút khác gây ra. Các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn.

Bà bầu bị cảm
Bà bầu bị cảm

Biện pháp chăm sóc bà bầu bị cảm tại nhà

Đau đầu, ngạt mũi, ho, sốt… là những triệu chứng không hề dễ chịu khi mẹ bầu bị ốm. Tuy nhiên đây là giai đoạn rất nhạy cảm đối với sức khỏe của cả mẹ và con, nên điều trị bằng thuốc không được khuyến khích trong thai kỳ. Trừ một số trường hợp nặng có thể xảy ra biến chứng, bác sĩ sẽ thăm khám và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho bà bầu dùng thuốc mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Vì vậy nếu bị cúm mà bà bầu chỉ mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ, thì bản thân người bệnh và gia đình nên áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị trong quá trình chăm sóc như sau:

Sử dụng nước muối sinh lý

Với nồng độ 0,9%, nước muối sinh lý rất an toàn và lành tính cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Nước muối có khả năng kháng khuẩn chống viêm rất tốt nên có thể loại bỏ được một số loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng nước muối cũng có thể làm sạch chất nhầy cũng như bụi bẩn bên trong khoang miệng, khoang mũi.

Tuy nhiên mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng dung dịch này để nhỏ mũi khi bị cúm. Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể tự pha dung dịch nước muối loãng để súc miệng và vệ sinh mũi.

Sử dụng hơi nước

Máy phun sương hoặc máy xông hơi có thể giúp mẹ bầu thư giãn trong tình trạng bị cúm khó chịu. Mẹ cũng có thể sử dụng một tô nước nóng để cách mặt khoảng 15- 20cm, sau đó trùm khăn kín đầu và hít hơi nóng để tiêu đờm nhanh chóng.

Để tăng hiệu quả giảm đau đầu, nghẹt mũi, mẹ có thể kết hợp các loại tinh dầu vào nước xông hơi. Các loại tinh dầu thường dùng là tinh dầu tràm, tinh dầu chanh xả,..

Mẹ bầu bị cảm xông hơi sẽ cảm thấy dễ chịu
Mẹ bầu bị cảm xông hơi sẽ cảm thấy dễ chịu

Dùng trà thảo mộc

Một chén trà gừng mật ong cũng có tác dụng giảm cảm, giảm ho, buồn nôn, nghẹt mũi. Sự nóng ấm, dịu ngọt cộng với tính sát khuẩn nhẹ của mật ong giúp cổ họng được êm dịu nhanh chóng.

Massage

Để đối phó với cơn đau đầu, bạn có thể day ấn lông mày, xoa bóp trán và vùng xung quanh mắt. Động tác chải tóc bằng 10 đầu ngón tay cũng giúp máu lưu thông, làm dịu cơn đau đầu một cách nhẹ nhàng.

Xem thêm: Bà bầu bị viêm họng

1.2. Thuốc cho bà bầu khi bị cảm

Khi bị cảm, tốt nhất mẹ bầu nên tránh dùng thuốc khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, nếu các biện pháp điều trị tại nhà vẫn không hiệu quả, mẹ nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc cụ thể. Các thuốc điều trị cảm thường được dùng cho phụ nữ có thai bao gồm:

– Thuốc kháng virus: Tamiflu có thể được sử dụng để điều trị cảm cho phụ nữ mang thai. Thuốc có tác dụng tốt nhất nếu được sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.

– Paracetamol: Khi bị sốt hoặc đau đầu, mẹ có thể dùng các sản phẩm có chứa paracetamol. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng thích hợp.

– Thuốc trị ho: Các thuốc trị ho cũng được cho là an toàn cho phụ nữ có thai. Mẹ vẫn nên hỏi bác sĩ để được chỉ định sử dụng loại thuốc thích hợp.

– Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc vẫn có thể đc kê đơn cho mẹ bầu. Điều quan trọng là bạn không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Cảm khi mang thai không tự ý uống thuốc
Cảm khi mang thai không tự ý uống thuốc

2. Phòng tránh bệnh lý thường gặp cho mẹ

Bà bầu bị cảm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm như sảy thai, dị tật thai nhi, sinh non,..Cách tốt nhất là phòng tránh nhiễm cúm để cả mẹ và con cùng khỏe.

2.1  Tiêm phòng cúm khi mang thai

Tiêm vacxin phòng cúm là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp mẹ phòng ngừa nhiễm cúm khi mang thai. Theo khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm vacxin phòng cúm trước khi có kế hoạch mang thai. Thông thường, một mũi tiêm phòng cúm sẽ có hiệu quả trong vòng từ 6-12 tháng. Thời điểm tiêm thích hợp nhất là trước tháng 10 hàng năm vì đây là lúc bệnh bắt đầu bùng phát.

2.2  Chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bị suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các virus dễ dàng gây bệnh. Một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, và dưỡng chất đề kháng (vitamin, sắt, DHA, kẽm, đặc biệt là vitamin C) sẽ giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài chế độ ăn uống, mẹ cũng có thể bổ sung các dưỡng chất trên từ các loại thuốc bổ hay vitamin tổng hợp khác.

Bầu cảm cúm bổ sung nhiều vitamin c
Bầu cảm cúm bổ sung nhiều vitamin c

2.3  Tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm  cúm

Cảm cúm là bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Chỉ một vài hành động khi tiếp xúc gần với người bệnh như nói chuyện, ho, hắt hơi,…thì nguy cơ lây nhiễm cũng rất cao. Chính vì vậy, khi người thân hoặc người xung quanh bị cảm cúm mặn cần tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể dùng các đồ bảo hộ như khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng,…

2.4  Giữ ấm cơ thể vào mùa đông.

Mùa đông là thời gian dịch cúm bùng phát mạnh nhất. Chính vì vậy, để phòng tránh nhiễm cúm khi vào mùa đông, mẹ bầu nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, bàn tay, chân. Tuyệt đối không nên uống nước lạnh cũng như đồ ăn lạnh.

2.5  Súc miệng bằng nước muối

Vì nước muối có tính sát khuẩn nhẹ, nên buổi sáng, mẹ nên súc miệng bằng nước muối ấm để phòng ngừa cúm, đồng thời giữ cho răng miệng chắc khỏe, sạch sẽ.

Bà bầu bị cảm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn đe dọa sự phát triển của con. Điều trị sớm và dự phòng đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ cả mẹ và bé yêu trong bụng.

Xem thêm: Mẹ bầu bị tiêu chảy

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN