Hướng dẫn điều trị loãng xương ở người già an toàn, hiệu quả
January 5, 2023Loãng xương là vấn đề rất dễ xảy ra với những người già do quá trình lão hóa tự nhiên và khả năng hấp thu canxi kém. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các cách điều trị loãng xương ở người già.
Sử dụng thuốc điều trị loãng xương ở người già
Những thuốc được sử dụng trong điều trị loãng xương ở người già nhằm mục đích làm giảm tốc độ hủy xương, tăng mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương. Một số thuốc điều trị loãng xương ở người già gồm có:
Thuốc giảm đau Paracetamol – Giảm đau xương cấp cho người già
Thuốc giảm đau Paracetamol thường được chỉ định trong giai đoạn tiến triển của bệnh và không nên sử dụng kéo dài. Khi người già bị loãng xương sẽ gặp phải tình trạng đau lưng cấp hoặc đau đầu xương tại một số vị trí loãng xương. Paracetamol sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng không tác động đến căn nguyên gây loãng xương ở người cao tuổi.
Thuốc bổ sung canxi hỗ trợ điều trị loãng xương ở người già
Đây là nhóm thuốc bắt buộc trong điều trị loãng xương ở người già. Bởi nguyên nhân sâu xa dẫn đến loãng xương là do cơ thể bị thiếu canxi. Khi thiếu canxi cơ thể cần huy động canxi có trong xương để chuyển vào máu. Do vậy, dẫn đến xương bị thiếu hụt canxi và dẫn đến tình trạng loãng xương.
Cơ thể mỗi ngày cần từ 1000 – 1200mg canxi. Đồng thời bổ sung thêm 800-1000 IU vitamin D mỗi ngày để việc hấp thu canxi được tối đa.
Thuốc chống hủy xương
Mục đích của thuốc chống hủy xương là ức chế tế bào hủy xương. Từ đó ngăn chặn quá trình tiến triển nặng hơn của loãng xương. Các nhóm thuốc chống hủy xương gồm:
– Nhóm Bisphosphonate: đây là thuốc điều trị loãng xương ở người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ sau mãn kinh, bệnh nhân sau khi sử dụng corticoid dài ngày. Các thuốc hay dùng gồm:
Alendronate: Liều lượng khuyến cáo là 70mg/tuần. Thuốc uống vào buổi sáng tốt nhất là khi đói.
Zoledronic acid: sử dụng liều duy nhất 5mg/năm bằng đường truyền tĩnh mạch với thời gian trên 30 phút. Cần đảm bảo cung cấp cho bệnh nhân đủ lượng canxi và vitamin D trước khi sử dụng thuốc này.
– Calcitonine: Là hormon được bài tiết từ tuyến cận giáp. Nó giúp tăng lượng canxi trong xương và giảm canxi có trong máu. Thuốc này được chỉ định cho bệnh nhân gãy xương kèm với triệu chứng đau xảy ra do loãng xương. Liều khuyến cáo 50-100 IU/ngày. Sử dụng trong đợt điều trị 10-15 ngày.
– Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen: đây là thuốc điều trị loãng xương ở người cao tuổi là phụ nữ sau mãn kinh. Liều dùng khuyến cáo 60mg/ngày, dùng không quá 2 năm.
Thuốc tăng tạo xương
Có thể sử dụng thuốc tăng tạo xương Strontium ranelate với liều 2g/ngày. Nên uống vào buổi tối sau ăn 2h. Tuy nhiên, thuốc này gây tác dụng phụ rất nghiêm trọng trên hệ tim mạch. Do đó, sản phẩm chưa được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Trong quá trình điều trị cần cố gắng tuân thủ phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, nên tiến hành đo mật độ xương sau 1-2 năm điều trị. Nhằm giúp bác sĩ đánh giá về hiệu quả của quá trình điều trị. Với điều trị loãng xương ở người cao tuổi cần tiến hành điều trị lâu dài thông thường là từ 3-5 năm.
Điều trị loãng xương người già bằng phương pháp không dùng thuốc
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương ở người cao tuổi có thể áp dụng thêm các biện pháp không dùng thuốc. Trong đó, việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt là một điều không thể thiếu. Cụ thể:
– Luyện tập thể dục, thể thao phòng ngừa loãng xương cho người cao tuổi
Thể dục thể thao chính là cách tăng mật độ xương, tạo sự dẻo dai đàn hồi cho sức khỏe. Người bệnh có thể tham gia các bài tập chịu đựng sức nặng của cơ thể như khiêu vũ, chạy bộ. Cũng có thể luyện tập các bài tập để tăng sức mạnh cho cơ bắp. Tuy nhiên, việc luyện tập cần tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Không nên quá gắng sức, khi cảm thấy đau, mệt mỏi nên ngừng tập luyện.
– Thay đổi chế độ ăn
Xây dựng một chế độ ăn đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ canxi, vitamin D, vitamin K2 cho cơ thể. Người cao tuổi có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi. Ví dụ như: đậu nành, hải sản…
– Bổ sung thêm canxi
Chế độ ăn uống thường khó có thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, ở người già quá trình hấp thụ canxi kém đi do nội tiết cơ thể suy giảm. Ngoài ra, nguyên nhân mắc bệnh nền, dùng kháng sinh, dùng thuốc hoặc ít vận động khiến hàm lượng canxi ngày càng bị thiếu hụt. Do đó, ngoài chế độ ăn uống, vận động thì người cao tuổi cần bổ sung canxi thông qua sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng.