Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
January 24, 2022Loãng xương ở người cao tuổi là nguyên nhân hàng đầu gây ra gãy xương, tàn phế vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về loãng xương ở người già cũng như cách phòng bệnh. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
Loãng xương là một bệnh lý khiến xương yếu đi, mỏng và dễ gãy. Bệnh loãng xương sẽ không nguy hiểm nếu kiểm soát được quá trình phát triển của bệnh. Dưới đây là một số hậu quả của bệnh loãng xương có thể gây ra:
Đau nhức xương khớp
Đau xương khớp chính là một trong những hậu quả điển hình của bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Biểu hiện của bệnh rõ nhất khi về đêm bao gồm: đau mỏi khớp gối, mỏi lưng, đau đốt sống, khớp háng, đau hông…
Mất ngủ
Người già có thể mất ngủ do các cơn đau nhức gây ra và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bên cạnh đó thì việc thiếu canxi và vitamin D trầm trọng cũng khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Trầm cảm
Việc mất ngủ và đau xương trong một thời gian dài cũng khiến người già dễ bị trầm cảm. Loãng xương do thiếu canxi là nguyên nhân chính khiến xương mỏng đi, đốt sống bị nghiền từ đó dẫn đến gù vẹo cột sống khi về già. Cùng với sự thay đổi tâm lý khi về già, bệnh trầm cảm có thể trở nên trầm trọng hơn.
Gù vẹo cột sống
Loãng xương do thiếu canxi là nguyên nhân chính khiến xương mỏng đi, đốt sống bị nghiền từ đó dẫn đến gù vẹo cột sống khi về già. Ngoài ra, việc giữ 1 tư thế đó không tốt lâu cũng gây tăng nguy cơ gù vẹo, biến dạng cột sống.
Gãy xương
Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gây gãy xương cổ tay, gãy cột sống. Vì vậy, với những người già bị loãng xương, cần tránh vận động mạnh hay những chấn thương không đáng có.
Giảm chiều cao
Loãng xương gây biến dạng, sụt lún cột sống và suy giảm chiều cao ở người già. Biểu hiện dễ thấy nhất là những cụ già thường đi khom lưng, gù lưng.
Tàn phế
Gãy xương là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tàn phế. Theo thống kê, có đến 60% người bị gãy xương do loãng xương bị giảm vận động và 40% bị tàn phế suốt đời, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Tử vong
Không chỉ gây nguy cơ tàn phế suốt đời, gãy xương do loãng xương có thể gây tử vong. Theo thống kê, có đến 30 đến 50% bệnh nhân gãy cổ xương đùi tử vong trong vòng 1 năm sau gãy xương.
Cách phòng tránh bệnh loãng xương cho người già
Để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh diễn ra nhanh, người bệnh cần chú ý những điều dưới đây:
Vận động phù hợp
Luyện tập thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp tăng cười sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Bài tập phù hợp với người cao tuổi bao gồm đạp xe đạp, đi bộ trong 30 đến 45 phút.
Ngoài ra, cũng nên phơi nắng mỗi ngày 15 phút để cơ thể tăng cường hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Khám định kỳ sức khỏe 6 tháng 1 lần
Việc khám sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần sẽ giúp phát hiện ra được và phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm. Do đó, để bảo vệ sức khỏe nói chung, sức khỏe xương khớp nói riêng, người cao tuổi nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Một chế độ dinh dưỡng đủ chất là rất quan trọng để phòng và ngăn chặn bệnh loãng xương.
Trong đó, cần chú trọng bổ sung:
-Canxi: Bổ sung từ các chế phẩm bổ sung canxi hay những thực phẩm nhiều canxi như rau màu xanh đậm, hải sản, sữa, trừng, ngũ cốc….
-Vitamin D, magie, vitamin K
-Protein từ thịt đỏ, hải sản…
Người đọc có thể tham khảo thêm chủ đề: Bệnh loãng xương nên ăn gì?
Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được rõ hơn về “bệnh loãng xương ở người cao tuổi” và cách chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa bệnh. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!