Kẽm là gì? Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể

September 28, 2020

Kẽm là một cái tên quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về nó. Vậy kẽm là gì? Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé

Kẽm là gì?

Kẽm là một nguyên tố vi lượng, ký hiệu là Zn trong hóa học. Đây là thành phần không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Bởi nó rất cần thiết cho sự phát triển, đảm bảo sức khỏe tốt. Kẽm hỗ trợ chức năng của một số cơ quan và kích thích hoạt động của ít nhất 100 enzym khác nhau. Vậy nó có tác dụng gì với sức khỏe chúng ta?

Kẽm có tác dụng gì cho sức khỏe?

Những tác dụng điển hình của kẽm đối với từng bộ phận của cơ thể là:

Kẽm có tác dụng đối với não bộ

Nghiên cứu cho thấy kẽm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự giao tiếp của các nơron hệ thần kinh và não bộ. Hỗ trợ quá trình nhận thức, học hỏi và khả năng nhớ của chúng ta. Với trẻ nhỏ, kẽm tăng hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh, tăng khả năng tiếp thu, ghi nhớ tốt.

Kẽm có tác dụng chp trí não
Kẽm có tác dụng cho trí não

Kẽm nâng cao hệ miễn dịch

Các tế bào miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là tế bào lympho T cần kẽm để kích hoạt. Từ đó tế bào lympho T mới thực hiện được chức năng kiểm soát và điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Kẽm phòng ngừa cách tấn công các tế bào nhiễm bệnh, tế bào ung thư và bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn như nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm phổi…

Kẽm có vai trò giúp phát triển xương

Theo nghiên cứu, khối lượng xương thấp có liên quan đến hàm lượng kém bị thiếu hụt. Khi bổ sung kẽm cùng với canxi, mangan, đồng có thể làm giảm tình trạng mất xương do phản ứng hủy xương gây ra. Đặc biệt phụ nữ tiền mãn kinh được khuyến cáo bổ sung đầy đủ kẽm kết hợp với canxi để phòng ngừa loãng xương.

Kẽm giúp hấp thu chuyển hóa

Khi bổ sung kẽm cùng với các khoáng tố khác sẽ tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa các khoáng tố đó như đồng, mangan… cho cơ thể sử dụng. 

Kẽm điều hòa chức năng nội tiết

Với nam giới, tuyến tiền liệt là nơi có nồng độ kẽm rất lớn, nó tham gia vào quá trình điều hòa nội tiết tố. Cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, tăng chất lượng tinh trùng. Với nữ kẽm hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm các triệu chứng khó chịu như đau bụng kinh, .

Ngoài ra kẽm còn có tác dụng trị mụn trứng cá, mụn cóc hiệu quả.

Kẽm ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

Theo nghiên cứu, kẽm hỗ trợ chức năng thị giác được khỏe mạnh, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Các tổn thương ở tế bào võng mạc do tuổi tác hoặc tổn thương từ bên ngoài. Kẽm tăng khả năng làm lành vết thương 

Nó kích thích tạo tế bào biểu mô mới, giảm tình trạng viêm và giảm khả năng phát triển của vi khuẩn. Từ đó chữa lành nhanh chóng các vết thương hở, đặc biệt là người bị bỏng.

Kẽm có tác dụng giúp thai nhi phát triển hoàn thiện

Kẽm là một khoáng chất không thể thiếu đối với thai nhi. Nó giúp thai nhi phát triển tốt về xương, hệ dẫn truyền thần kinh, thị giác và đảm bảo hoàn thiện các chức năng của một số bộ phận trong cơ thể. Điều nay giúp chiều cao và cân nặng đạt tiêu chuẩn sau sinh.

Kẽm có tác dụng cho sự phát triển thai nhi
Kẽm có tác dụng cho sự phát triển thai nhi

Kẽm có tác dụng với bà bầu

Khi bổ sung kẽm trong thai kỳ, mẹ bầu vừa cung cấp kẽm để thai nhi sử dụng. Sản phẩm vừa giảm tỷ lệ sinh non do thiếu kẽm. Thêm nữa, kẽm giúp tái tạo mô mới, tăng cường làm lành vết thương, tăng khả năng hồi phục cho mẹ sau khi vượt cạn.

Kẽm hỗ trợ trẻ nhỏ phát triển 

Kẽm đảm bảo cho trẻ nhỏ phát triển tốt chiều cao và cân nặng, giúp trẻ ăn ngon miệng. Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể trẻ. Đặc biệt kẽm hỗ trợ trẻ học hỏi, nhận thức tốt, nhớ lâu. Ngoài ra kẽm còn được dùng như một loại thuốc để điều trị tiêu chảy cho trẻ.  

Thiếu kẽm gây hậu quả gì?

Kẽm là chìa khóa để kích hoạt rất nhiều enzym hoạt động. Do vậy khi cơ thể thiếu kẽm sẽ có nhiều tác hại cụ thể như sau:

+ Hệ thống miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng do tế bào lympho T không được kích hoạt, cơ thể dễ mắc nhiều bệnh như nhiễm khuẩn, ung thư.

+ Nam giới thiếu kẽm sẽ chậm dậy thì, khả năng sinh sản thấp do chất lượng tinh trùng giảm, nhu cầu tình dục kém.

Thiếu kẽm gây sinh non
Thiếu kẽm gây sinh non

+ Chán ăn, chậm làm lành vết thương, trầm cảm đặc biệt ở phụ nữ có thai và cho con bú. Ngoài ra phụ nữ có thai thiếu kẽm tăng nguy cơ sinh non, biến chứng tiền sản giật…

+ Giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa các khoáng tố khác như sắt, đồng, canxi…

+ Thai nhi phát triển chậm. Đặc biệt là hệ thần kinh và hệ miễn dịch, thiếu chiều cao và cân nặng so với tuổi.

+ Trẻ nhỏ thiếu kẽm sẽ nhận thức chậm, dễ mắc một số bệnh về não bộ và hệ thần kinh. Chẳng hạn như bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, miễn dịch kém nên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn. Các bệnh nhiễm khuẩn chẳng hạn như viêm họng, viêm phế quản…

Do vậy chúng ta cần bổ sung đầy đủ kẽm mỗi ngày theo khuyến cáo để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt.

Trên đây là các thông tin kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể chúng ta, thông qua bài viết hy vọng các bạn sẽ hiểu thêm về tầm quan trọng của kẽm. Hãy bổ sung kẽm mỗi ngày nhé!

Xem ngay: Kẽm có trong thực phẩm nào?

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN