Tiền sản giật bệnh học: Định nghĩa, phân loại và cách điều trị

February 5, 2024

Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ mang thai và thai nhi. Hiểu biết thật kỹ về bệnh lý này sẽ giúp chúng ta bảo vệ được phụ nữ mang thai tránh khỏi mối nguy hại của tiền sản giật và hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh. Mời quý độc giả hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có góc nhìn toàn cảnh về tiền sản giật bệnh học nhé.

Tiền sản bệnh học và những điều mẹ bầu cần biết
Tiền sản bệnh học và những điều mẹ bầu cần biết

1. Định nghĩa tiền sản giật

Tiền sản giật là hiện tượng rối loạn nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể trong quá trình mang thai. Đặc điểm của sản phụ tiền sản giật đó là xuất hiện tăng huyết áp, protein niệu và nhiều triệu chứng khác liên quan do ảnh hưởng đến tiền sản giật. Xem thêm chi tiết về tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, có thể đe dọa tới tính mạng của sản phụ và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ mang thai.

2. Triệu chứng tiền sản giật

Sản phụ tiền sản giật thường có một trong những biểu hiện như sau:

– Tăng huyết áp

 Đây là dấu hiệu rất quan trọng cho biết sản phụ có bị tiền sản giật hay không. Trong trường hợp trước đó, sản phụ chưa được kiểm tra huyết áp bao giờ thì chỉ số huyết áp tâm trương trên 140mmHg, hoặc huyết áp tâm thu trên 90 mmHg ở 2 lần đo liên tiếp, cách nhau tối thiểu 4 giờ, không quá 7 ngày thì đã có thể xác định sản phụ đó bị tăng huyết áp thai kỳ.

Dấu hiệu của tiền sản giật thai kỳ
Dấu hiệu của tiền sản giật thai kỳ

– Protein niệu

 Lượng protein bài xuất trong nước tiểu trên 300 mg/24 giờ, hoặc tỷ lệ protein/creatinin trên 0.3 mg/dl.

– Các triệu chứng lâm sàng khác

 Rối loạn thị giác, kể cả khi đã uống thuốc giảm đau thì vẫn thấy đau đầu, phù phổi, đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, tăng cân nhanh mất kiểm soát, khó thở…

3. Nguyên nhân gây tiền sản giật

Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây tiền sản giật. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy rằng tiền sản giật có thể xuất phát từ những vấn đề bất thường về di truyền, hệ miễn dịch, hoặc mạch máu.

Nguyên nhân gây tiền sản giật thai kỳ
Nguyên nhân gây tiền sản giật thai kỳ

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Mang đa thai, mẹ mang bầu từ 40 tuổi trở lên.
  • Lạm dụng chất kích thích.
  • Mắc các bệnh lý: Bệnh thận mạn tính, tăng đông máu, tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, kháng phospholipid, nhiễm trùng thai nghén).
  • Tiền sử trong gia đình có người gặp vấn đề tim mạch từ sớm.
  • Hút thuốc lá trong thai kỳ.
  • Tăng cân quá mức trong giai đoạn mang thai.
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai trên 10 năm.
  • Điều kiện sinh sống thấp.

4. Biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật

Nếu không được điều trị đúng cách, sản phụ tiền sản giật có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, hoặc thậm chí là tử vong. Có thể kể đến các hậu quả như sau:

– Đối với người mẹ: Mẹ bầu có thể gặp biến chứng phù não, xuất huyết não, tổn thương võng mạc gây nhìn mờ hoặc thậm chí là mù mắt. Không chỉ có vậy, sản phụ tiền sản giật còn có nguy cơ 

Biến chứng tiền sản giật thai kỳ
Biến chứng tiền sản giật thai kỳ

– Đối với em bé: Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh, não bộ và thể chất của thai nhi. Thậm chí nếu mẹ bầu bị tiền sản giật nặng còn có thể đe dọa tới tính mạng của em bé trong bụng.

Bên cạnh đó, tiền sản giật còn gây ra nhiều hậu quả xấu tới thai nhi như: Tăng nguy cơ tự kỷ, mắc các bệnh lý về tim mạch, loạn sản phế quản phổi, tăng áp lực động mạch phổi, tác động xấu tới hệ tuần hoàn và hô hấp, tổn thương mạch máu…

5. Điều trị tiền sản giật

Sinh con là phương pháp được ưu tiên hàng đầu đối với sản phụ bị tiền sản giật. Thế nhưng, nếu sản phụ sinh con quá sớm thì ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ có thể cho sản phụ được chuyển dạ khi phát hiện mắc tiền sản giật trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Với các trường hợp khác bị tiền sản giật trong giai đoạn giữa thai kỳ, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu đi khám thai nhiều lần hơn so với phụ nữ mang thai bình thường để làm các xét nghiệm theo dõi tình trạng sức khỏe, nguy cơ biến chứng do bệnh lý này gây ra.

Bà bầu tăng cân quá nhanh làm tăng nguy cơ tiền sản giật thai kỳ
Bà bầu tăng cân quá nhanh làm tăng nguy cơ tiền sản giật thai kỳ

Các loại thuốc cải thiện tình trạng tiền sản giật thường được chỉ định cho phụ nữ có thai bao gồm: Thuốc chống co giật, thuốc hạ huyết áp, thuốc có chứa thành phần corticosteroid. Với những sản phụ mắc bệnh với mức độ nặng thì cần phải nằm viện để theo dõi diễn biến bệnh, sức khỏe cũng như để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Xem thêm: Hội chứng tiền sản giật

Như vậy qua những thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu được tiền sản giật bệnh học để có những kiến thức tổng quát và chính xác nhất về bệnh lý này. Nếu bạn hoặc người xung quanh có những dấu hiệu nghi ngờ tiền sản giật thì phải đến ngay cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và em bé.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN