Hội chứng tiền sản giật thai kỳ – Tất tần tật các thông tin mẹ bầu cần biết

September 28, 2023

Hội chứng tiền sản giật là một trong những biến chứng sản khoa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tình trạng mẹ bầu mắc tiền sản giật thường được chẩn đoán bởi sự tăng huyết áp, protein niệu và phù. Hội chứng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Chính vì thế, khi mang thai mẹ bầu cần phải quan sát, theo dõi sức khoẻ để sớm phát hiện bất thường về sức khoẻ. Từ đó, giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả nhưng biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Hội chứng tiền sản giật là bệnh gì?

Hội chứng tiền sản giật (pre-eclampsia) là một tình trạng y tế nghiêm trọng mà phụ nữ mang thai có thể gặp phải. Nó thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và được xác định bởi áp huyết cao và mức đường máu có mặt trong nước tiểu. Hội chứng tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ bản trong cơ thể. Chẳng hạn như gan, thận, hệ thống tim mạch và não.

Hội chứng tiền sản giật thai kỳ

Mặc dù nguyên nhân chính xác của hội chứng tiền sản giật vẫn chưa được rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh. Một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần làm tăng nguy cơ tiền sản giật thai kỳ. Chẳng hạn như tuổi người mẹ (trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi). Những mẹ bầu bị béo phì, mắc tiền sử bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao trước khi mang thai. Hoặc trường hợp phụ nữ đa thai, thai đôi, thai ba tăng nguy cơ mắc tiền sản cao hơn. Ngoài ra, những mẹ bầu mắc các vấn đề về hệ thống miễn dịch và mạch máu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Mẹ bầu bị mắc hội chứng tiền sản giật có nguy hiểm không?

Bà bầu có nguy cơ cao bị tiền sản giật sẽ làm tăng tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Bởi, mẹ bầu mắc tiền sản giật nặng có thể gây tiền sản giật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi.

Hội chứng tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Bao gồm gan, thận, hệ thống tim mạch và não. Áp lực máu cao gây tổn thương đến các mạch máu và làm suy yếu chức năng của các cơ quan quan trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hội chứng tiền sản giật có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Chẳng hạn như suy thận, rối loạn giảm bạch cầu, tổn thương nội tạng, đột quỵ. Nguy hiểm hơn bệnh gây thiếu máu não và thậm chí tử vong.

Cảnh báo những mối nguy hiểm của tiền sản giật đối với mẹ bầu và thai nhi
Cảnh báo những mối nguy hiểm của tiền sản giật đối với mẹ bầu và thai nhi

Ngoài ra, hội chứng tiền sản giật cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Sự suy yếu trong lưu thông máu và chất dinh dưỡng có thể làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi. Từ đó, bệnh tiền sản giật sẽ gây nhiều nguy cơ về sức khoẻ cho trẻ sơ sinh. Chẳng hạn trẻ nhẹ cân, kém phát triển. Trẻ có thể gặp nhiều bệnh lý sau sinh hoặc nặng hơn thai nhi có thể bị lưu thai ngay trong bụng mẹ. 

Khi bị tiền sản giật cần làm gì?

Khi bạn bị mắc hội chứng tiền sản giật, điều quan trọng nhất là tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Dưới đây là những bước quan trọng cần thực hiện khi gặp tình trạng này:

Liên hệ với bác sĩ 

Ngay khi bạn có những triệu chứng đáng ngờ, hãy liên hệ với bác sĩ chăm sóc thai kỳ hoặc bác sĩ phụ khoa của bạn. Họ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra hướng dẫn cụ thể về các bước tiếp theo.

Kiểm tra thường xuyên thai kỳ thường xuyên là điều mẹ bầu bị tiền sản giật cần quan tâm

Bạn sẽ được yêu cầu tham gia kiểm tra thai kỳ thường xuyên hơn. Điều này bao gồm kiểm tra lưu lượng máu đến thai nhi, theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi và các xét nghiệm khác. Chẳng hạn như xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.

Đo huyết áp hàng ngày để theo dõi tình trạng của bệnh

Nghỉ ngơi và giữ gìn sức khỏe ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng

Bác sĩ có thể khuyên bạn nghỉ ngơi nhiều hơn và giữ gìn sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa các biến chứng thai nhi. Đặc biệt các đồ ăn này cần phải hạn chế natri và các chất gây tăng cao áp huyết, và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bà bầu bị tiền sản giật cần điều trị theo đúng phác đồ của bộ y tế

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác. Chẳng hạn như thuốc giảm áp, corticosteroid hoặc việc giữ thai. Điều này giúp đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi.

Dự phòng ngăn ngừa hội chứng tiền sản giật thai kỳ như thế nào?

Dự phòng và ngăn ngừa hội chứng tiền sản giật trong thai kỳ là rất quan trọng. Điều này giúp dự phòng làm giảm nguy cơ và bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Dưới đây là một số biện pháp dự phòng mà bạn có thể thực hiện:

Theo dõi sức khỏe thai kỳ là điều bất cứ mẹ bầu nào cần quan tâm

Trong suốt 9 tháng thai kỳ, bà bầu cần phải thăm khám và theo dõi sức khoẻ định kỳ. Bên cạnh các mốc siêu âm thì mẹ bầu cần làmcác xét nghiệm cần thiết. Chẳng hạn như: kiểm tra áp huyết, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.

Việc thăm khám sức khoẻ và thực hiện các xét nghiệm quan trọng sẽ giúp mẹ bầu được phát hiện sớm các dấu hiệu hay triệu chứng bất thường về sức khoẻ. Do đó, việc theo dõi sức khoẻ đầy đủ, đúng lịch trong quá trình mang thai là điều cần thiết, mẹ bầu chớ xem nhẹ, bỏ qua. 

Dinh dưỡng cân bằng giúp ngăn ngừa hội chứng tiền sản giật hiệu quả

Khi mang thai chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Một chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như:

– Các loại rau xanh và trái cây tươi. 

– Nhóm ngũ cốc nguyên hạt 

– Nhóm thực phẩm giàu canxi và sắt.

Ngoài ra, mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn nhạt, hạn chế tiêu thụ natri (muối) và đồ uống có chứa caffeine.

Hạn chế cà phê, chất kích thích sau sinh
Hạn chế cà phê, chất kích thích sau sinh

Điều chỉnh hoạt động và nghỉ ngơi

Hãy thảo luận với bác sĩ về mức độ và loại hoạt động thích hợp cho bạn. Tuyệt đối tránh những hoạt động quá mệt mỏi hoặc có nguy cơ cao để tránh tăng áp huyết.

Hạn chế căng thẳng giúp mẹ bầu ngăn ngừa hội chứng tiền sản giật hiệu quả

Tìm cách quản lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga, tai chi, thiền định hoặc các phương pháp hít thở sâu để giúp thư giãn tinh thần.

Không hút thuốc lá và không uống rượu

Hút thuốc lá và tiêu thụ rượu có thể tăng nguy cơ mắc chứng tiền sản giật. Bởi bia rượu và thuốc lá gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả thai kỳ. Ngoài ra, thuốc lá và rượu bia còn làm tăng tình trạng tiền sản giật cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu hãy tránh những thói quen này hoàn toàn trong thai kỳ.

Xem thêm: Tiền sản giật bệnh học

Việc nhận biết sớm triệu chứng tiền sản giật là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc theo dõi và kiểm tra thai kỳ đều đặn là điều mẹ bầu không nên bỏ qua. Hical hy vọng bài viết trên đây phần nào giúp mẹ bầu kiểm soát sức khoẻ tốt nhất. Từ đó, giúp đảm bảo mẹ bầu và thai nhi 1 thai kỳ trọn vẹn. Ngoài ra, cần hỗ trợ về sức khoẻ, các mẹ bầu có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại 18000016 để được tư vấn ngay. 

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN