Tê tay khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục
June 30, 2021Tê tay khi mang thai hầu hết các chị em phụ nữ đều gặp phải. Hiện tượng này gây ra rất nhiều khó khăn, phiền phức cho các mẹ bầu. Qua bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này và một số cách khắc phục.
Bị tê tay khi mang thai có dấu hiệu nguy hiểm không?
Tình trạng tê tay khi mang bầu rất phổ biến khiến các mẹ bầu cảm thấy lo lắng và khó chịu. Lúc này có thể 1 phần của tay hoặc cả bàn tay, cánh tay bị tê. Cảm giác tê như có kiến bò, kim châm hoặc mất cảm giác trong 1 thời gian ngắn. Hiện tượng tê tay ở bà bầu gặp nhiều nhất từ tháng thứ 5, thứ 6 đến hết thai kỳ.
Bà bầu bị tê tay thường khởi phát với biểu hiện tê đầu ngón tay lan dần xuống bàn tay. Thông thường, mức độ tê tay sẽ nặng, gặp thường xuyên hơn về giai đoạn sau và hết khi sinh bé.
Mang thai bị tê tay là hiện tượng bình thường nên các mẹ bầu đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gặp các cơn đau liên tục, kéo dài. Khi vận động càng đau hơn. Hoặc trường hợp nóng khắp vùng xung quanh, cảm giác đau nhức thì các mẹ cần đi thăm khám bác sĩ. Bởi có thể, các biểu hiện đau báo hiệu cho một số rối loạn chức năng của cơ quan chuyển hóa, bệnh tiểu đường…
Tê tay khi mang thai – nguyên nhân do đâu?
Thông thường mọi người sẽ bị tê tay vào ban ngày khi duy trì một tư thế nào đó quá lâu. Tuy vậy, hầu hết phụ nữ bị tê tay khi mang thai sẽ xảy ra trong lúc ngủ. Nhiều mẹ bầu bị giật mình tỉnh giấc vì tay, chân đột nhiên có cảm giác châm chích như kiến bò. Trường hợp nặng hơn, các mẹ bầu còn có thể cảm thấy đau nhức ở ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân,…Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu?
1. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự lưu thông máu kém
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của mẹ bầu. Khi mang thai, sự lưu thông khí huyết trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là một số tác nhân gây tình trạng tê tay ở bà bầu.
Tăng cân khi mang thai: Đây là tình trạng phổ biến. Trong 4 tháng đầu tiên khi mang bầu, mẹ bầu tăng cân chưa đáng kể. Nhưng bất đầu từ tháng 5 trở đi, cơ thể bà bầu tăng cân nhanh hơn. Lúc này, các khối cơ, khối mỡ của mẹ sẽ gây áp lực lên các mạch máu. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông tuần hoàn khí huyết.
Thai nhi lớn lên: Khi thai nhi lớn nhanh, các mạch máu trên cơ thể của mẹ bị chèn ép, khiến cho việc lưu thông máu gặp khó khăn. Tay ở vị trí xa tim nên máu không được chuyển đến đủ. Dẫn đến nguyên nhân gây tê tay khi mang thai.
Bà bầu lười vận động: Mạch máu không giãn nở, máu lưu thông kém hơn. Khi thai nhi lớn, mẹ bầu di chuyển, đi lại khó khăn nên thường ít vận động, điều này vô tình cũng tăng khả năng bị tê tay khi mang thai.
2. Thiếu dinh dưỡng là một nguyên nhân đáng chú ý
Chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết không những khiến bà bầu bị tê tay. Mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhu cầu dưỡng chất cho mẹ bầu tăng cao. Phụ nữ khi mang thai cần bổ sung đầy đủ các khoáng chất: canxi, sắt… và các vitamin cho cơ thể.
3. Nguyên nhân bệnh lý
Một bệnh lý ít gặp gây ra hiện tượng tê tay khi mang bầu là do hội chứng đường hầm cổ tay, dây thần kinh trung ương ở cổ tay bị chèn ép, ảnh hưởng tuần hoàn máu. Hội chứng này có thể tự biến mất sau sinh. Tuy nhiên nếu sau khi sinh vẫn còn tiếp diễn thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Một số bệnh lý khác như: huyết áp thấp, béo phì, … cũng khiến tình trạng tê tay ở bà bầu trầm trọng hơn.
KIỂM TRA NGAY THUỐC MẸ DÙNG ĐỦ HÀM LƯỢNG CHƯA
Bị tê tay khi mang thai phải làm gì?
Chứng tê tay, chân khi mang thai làm các mẹ bầu lo lắng và tự hỏi liệu rằng có nguy hiểm không? Bị tê tay khi mang thai thật sự không phải là một bệnh lý đáng lo ngại. Tuy nhiên nó có thể mang đến những phiền phức cho các mẹ bầu, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vậy chúng ta phải làm gì khi gặp phải hiện tượng ấy?
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết
Đầu tiên, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất khi mang thai luôn được các chuyên gia khuyến cáo. Bởi bà bầu cần đủ chất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tê tay khi mang thai là biểu hiện rõ ràng bà bầu đang bị thiếu canxi. Mẹ bầu cần chú ý tăng cường bổ sung các dưỡng chất như: Canxi, magie, vitamin, đặc biệt là vitamin B1 và B6.
Acid folic ,Sắt tham gia vào quá trình tạo máu giúp mẹ đề phòng thiếu máu thai kỳ. DHA, canxi cùng các vitamin và khoáng chất khác tạo tiền đề phát triển tốt nhất cho con. Mẹ bầu chú ý bổ sung đầy đủ đúng hàm lượng để hạn chế các hiện tượng tê tay chân, đau lưng, chuột rút khi mang thai. Bộ đôi sản phẩm được diễn viên Ngọc Diệp và hàng triệu bà bầu tin dùng.
Vitamin cho bà bầu chứa hơn 20 dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Avisure Mama cung cấp 500mcg acid folic từ qutrefolic, Sắt hữu cơ IPC và DHA có nguồn gốc từ Châu Âu. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure Hical cung cấp 100% Nano Canxi Hydroxyapatite cung cấp bởi Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Avisure Hical bổ sung canxi và vitamin hỗ trợ tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ trong các trường hợp thiếu hụt canxi.