Táo bón khi mang thai mẹ bầu cần phải làm sao để nhanh khỏi?

October 31, 2021

Táo bón khi mang thai là biểu hiện thường có ở hầu hết thai phụ. Có thể vì biểu hiện của căn bệnh này không quá trầm trọng mà nó ít được quan tâm. Nếu có nhận thức đúng đắn về tình trạng này, mẹ bầu sẽ thấy táo bón tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Ước tính hơn nửa số sản phụ gặp vấn đề về táo bón  nhưng chưa biết điều trị.

Nguyên nhân táo bón khi mang thai trong thai kỳ

Sự thiếu hiểu biết về bệnh táo bón khi mang thai dẫn đến điều trị sai cách làm bệnh thêm trầm trọng. Các nguyên nhân chính thường dẫn đến táo bón thai kỳ bao gồm:

+ Khi mang thai tử cung phát triển nhanh, chèn ép các dây thần kinh, tĩnh mạch phía vùng chậu. Sự phát triển của thai nhi chiếm một chỗ lớn trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hoá. Từ đó nó sẽ làm thức ăn di chuyển chậm hơn dẫn đến tình trạng táo bón thai kỳ.

Táo bón khi mang thai mẹ bầu cần phải làm gì?
Táo bón khi mang thai mẹ bầu cần phải làm gì?

+ Mẹ ốm nghén, nôn nửa trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Từ đó có thể gây ra hiện tượng táo bón khi mang thai.

+ Sự gia tăng của hormone progesterone khi mang thai làm tăng sự thư giãn của cơ bắp và ruột. Từ đó, khiến cho tình trạng tiêu hoá chậm hơn.  

+ Bà bầu lười vận động, ăn nhiều đạm, ít chất xơ dễ gây tình trạng táo bón. Đặc biệt là giai đoạn gần cuối thai kỳ khì bụng đã nặng và chân sưng phù. Điều này cũng dẫn đến tình trạng táo bón thai kỳ.

+ Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng táo bón khi mang thai. 

+ Thói quen nhịn đi vệ sinh gây rối loạn tiêu hoá, táo bón. 

+ Đặc biệt khi mang bầu mẹ thường nạp một lượng lớn thức ăn vào cơ thể. Làm cơ thể không kịp tiêu hoá và hấp thụ dẫn đến táo bón.  

Xem thêm: Những điều cần biết khi mang thai

Táo bón khi mang bầu có nguy hiểm không?

Táo bón khi mang thai là một trong những căn bệnh không gây nguy hiểm với mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, táo bón thai kỳ được xếp vào hiện tượng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của mẹ. 

Táo bón gây cảm giác rất khó chịu, đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn… Đi kèm với táo bón là cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chán ăn… Những hậu quả táo bón gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. 

Bà bầu bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không
Bà bầu bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không

Ngoài ra táo bón thai kỳ còn là nguyên nhân gián tiếp cho việc:

+ Mẹ đi vệ sinh dùng sức để rặn, đưa chất thải ra ngoài dễ gây sảy thai hoặc sinh non. Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ bào thai phát triển chưa ổn định. Tỷ lệ sảy thai do mẹ dùng sức rặn khi bị táo bón rất cao.

+ Tâm lý của mẹ bị ảnh hưởng nặng nề, thường xuyên cáu gắt, căng thẳng, ảnh hưởng đến con.

+ Giảm sức đề kháng và suy dưỡng thai nhi. 

+ Ngoài ra các chất độc trong phân như amoniac, indol, phenol… tồn đọng bên trong cơ thể quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược làm ngộ độc cơ thể. 

+ Tình trạng táo bón kéo dài không biết chữa trị kịp thời. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng. Hoặc nguy hiểm hơn là ung thư đại tràng.

Cách khắc phục tình trạng táo bón ở bà bầu

Phụ nữ khi mang thai hầu hết đều gặp chứng táo bón. Tuy nhiên không nhiều người biết khắc phục tình trạng này đúng cách. Áp dụng các mẹo sẽ chỉ đỡ một phần, táo bón có thể quay lại và kéo dài cả thai kỳ. Tham khảo cách điều trị táo bón cho bà bầu an toàn lành tính và dễ thực hiện.

Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Thời gian đi đại tiện tốt nhất là vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Ngồi đúng tư thế giúp đi đại tiện một cách dễ dàng. Đặt chân lên một chiếc ghế thấp với tư thế ngồi xổm giúp thẳng ruột và phân ra ngoài dễ hơn. Đồng thời có thể massage vùng giữa âm hộ và vùng chậu khi đang đi vệ sinh.

Thay đổi thói quen tránh táo bón ở mẹ bầu
Thay đổi thói quen tránh táo bón ở mẹ bầu

Dùng trà hoa cúc và trà bồ công anh giúp mẹ bầu giảm táo bón khi mang thai

Trà bồ công anh có tác dụng tăng cường nhu động ruột tiết nhiều dịch mật tạo thuận lợi trong việc tiêu hoá. Hai loại trà đều có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá, giảm căng thẳng, cấp nước, lợi tiểu, giảm tình trạng đầy hơi. Dùng trà này khi bà bầu có táo bón thai kỳ dạng nhẹ và nên dùng sau bữa ăn.

Kết hợp mật ong và dầu mè – Hỗ trợ khắc phục tình trạng táo bón thai kỳ

Cách trị táo bón nhanh và có hiệu quả là sử dụng mật ong kết hợp với dầu mè. Mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, bôi trơn đường ruột. Trong khi mè đen giàu chất xơ, nhuận tràng.

Dầu mè hỗ trợ giảm táo bón cho bà bầu
Dầu mè hỗ trợ giảm táo bón cho bà bầu

Sử dụng thuốc trị táo bón cho bà bầu

Khi áp dụng các cách khắc phục lành tính không có cải thiện hoặc bà bầu bị táo bón nặng. Thì buộc phải sử dụng thuốc trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc trị táo bón cho bà bầu hiện nay thường là dung dịch thụt tháo, nhét hậu môn hoặc dầu bôi trơn. Thuốc nhuận tràng được kê theo đơn của bác sĩ. 

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học giúp mẹ bầu hạn chế bị táo bón khi mang thai

Đây là cách tốt nhất giúp mẹ bầu phòng tránh được táo bón. Uống đủ nước mỗi ngày, nên uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng mỗi khi thức dậy. Bổ sung chất xơ thông qua các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc, các loại rau xanh, trái cây… Loại bỏ đồ ăn nhanh, đồ bảo quản, các thực phẩm làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng như đồ chiên rán, mít, vải, nhãn… Tích cực vận động, tập yoga, đi bộ… là cách nâng cao sức khoẻ tổng thể cơ thể và giúp cải thiện tình trạng táo bón. 

Xem thêm: Bà bầu mất ngủ

Táo bón khi mang thai sẽ không phải là vấn đề nghiêm trọng khi mẹ biết cách phòng tránh và điều trị. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này sẽ không mẹ bầu nào phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ táo bón thai kỳ nữa.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN