Nguyên nhân bệnh loãng xương ngày càng gia tăng

March 16, 2022

Bệnh loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng xương trở nên xốp và giòn hơn bình thường dẫn đến dễ tổn thương và gãy khi chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Đây là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp, có thời gian mắc bệnh lâu dài và gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Nguyên nhân bệnh loãng xương ngày càng gia tăng, dưới đây là một số liệt kê cụ thể:

Nguyên nhân loãng xương ở người già

Loãng xương ở người già thường là kết quả của quá trình lão hóa cơ thể. Khi hủy cốt bào phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với tạo cốt bào khiến xương dần trở nên yếu, xốp và dễ gãy. Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như:

Tuổi cao

Tuổi tác là nguyên nhân gây bệnh loãng xương hàng đầu. Nếu như quá trình tạo xương phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn đầu đời khiến cho cơ thể có được bộ xương vững chắc ở độ tuổi trưởng thành thì từ độ tuổi 35 trở đi, cán cân này lại dần lệch về phía hủy cốt bào. Cụ thể là quá trình sản sinh tế bào xương mới bị chậm lại trong khi quá trình phá hủy xương diễn ra ngày càng mạnh mẽ. 

Bên cạnh đó, từ độ tuổi 35 trở đi, khả năng hấp thụ canxi-nguyên liệu của xương sẽ giảm dần khiến xương thiếu nguyên liệu để phát triển. Hai yếu tố này kết hợp đồng thời khiến cho xương trở nên càng giòn và dễ gãy.

Nguyên nhân gây loãng xương ở người già

Nguyên nhân gây loãng xương ở người già

Thay đổi nội tiết tố

Các chuyên gia đã có nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình loãng xương có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi nồng độ hormon sinh dục ở cả nam và nữ. Cụ thể 2 loại hormon testosterone và estrogen có vai trò trong việc kiểm soát tế bào hủy xương. 

Tuy nhiên, từ sau độ tuổi mãn kinh, lượng hormon sinh dục giảm mạnh dẫn đến quá trình hủy xương diễn ra mạnh. Tuổi càng cao, nồng độ hormon càng giảm, xương càng yếu và dễ tổn thương. 

Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ tuổi

Trái ngược với quá trình loãng xương ở người già, nguyên nhân gây loãng xương ở những người trẻ loại liên quan nhiều đến bệnh tật, lối sống và chế độ ăn uống. Cụ thể:

Thiếu Canxi

Canxi là nguyên liệu cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển xương, giúp cho cơ thể có một bộ khung vững chắc. Trường hợp thiếu canxi gặp trong chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc mắc bệnh lý làm cản trở hấp thu canxi, sẽ khiến cho nồng độ canxi trong máu giảm. Tín hiệu này kích thích tuyến cận giáp giải phóng hormone khiến canxi dạng hợp chất trong xương chuyển hóa thành dạng ion phóng thích vào trong máu. Lâu dần, lượng canxi trong xương ngày càng giảm, xương ngày càng mỏng và yếu hơn.

Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ tuổi

Thiếu vitamin D – Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ tuổi

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của xương do tác động trực tiếp vào quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Vitamin D làm tăng khả năng hấp thụ canxi tại đường ruột cũng như tái hấp thu chất này tại thận. Ngoài ra, vitamin này còn tham gia vào quá trình canxi hóa sụn và điều hòa nồng độ canxi trong máu.

Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở người trưởng thành. Thiếu vitamin D sẽ đồng nghĩa với quá trình hấp thu canxi của cơ thể sẽ bị giảm, lâu dần sẽ dẫn đến giảm độ cứng của xương, loãng xương.

Bệnh nội tiết

Những bệnh lý liên quan đến sự suy giảm hormon sinh dục như bệnh buồng trứng đa nang, kinh nguyệt không đều hoặc cắt buồng trứng hai bên ở phụ nữ đều ảnh hưởng đến chất lượng xương, làm tăng nguy cơ loãng xương.

Bên cạnh đó một bệnh lý của tuyến cận giáp làm cho các hormon của tuyến này tăng tiết cũng là một tác nhân dẫn đến loãng xương do kích thích quá trình giải phóng canxi trong xương vào máu.

Nguyên nhân bệnh loãng xương ngày càng tăng: Lười vận động

Công việc quá bận bịu không có thời gian tập thể dục hay thói quen lười vận động của giới trẻ cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ loãng xương ở đối tượng này ngày một gia tăng. 

Các nghiên cứu cho thấy việc hoạt động thể lực thường xuyên sẽ có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể, quá trình này cũng tốt cho xương do hấp thu được những chất cần thiết như canxi, vitamin D, MK7. Điều đó có nghĩa rằng, lười vận động sẽ làm cho xương ngày một yếu dần, thúc đẩy bệnh loãng xương diễn ra sớm hơn bình thường. 

Loãng xương ở người trẻ tuổi

Loãng xương ở người trẻ tuổi

Thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá

Loãng xương, rượu và thuốc lá có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể là việc sử dụng thường xuyên rượu và thuốc lá tác động lên các tế bào xương, làm giảm mật độ xương, làm cho quá trình loãng xương diễn ra nhanh chóng và trầm trọng.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh loãng xương ở người trẻ còn có thể do bệnh lý di truyền, bệnh lý đường ruột hay việc sử dụng những thuốc làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể trong các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm khớp dạng thấp, hen suyễn, vẩy nến hay bệnh động kinh.

Biết được nguyên nhân gây bệnh loãng xương sẽ giúp cho quá trình phòng và điều trị bệnh đạt hiệu quả, rút ngắn thời gian. Loãng xương là một bệnh tương đối nguy hiểm và có nhiều hệ lụy, do đó mọi người cần có cái nhìn đúng về bệnh, tránh chủ quan!

Xem thêm: Dấu hiệu loãng xương sớm

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN