Các chẩn đoán tiền sản giật chính xác nhất

September 13, 2021

Tiền sản giật trong thai kỳ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé chính vì vậy cần nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn các chẩn đoán tiền sản giật chính xác nhất.

Chẩn đoán lâm sàng tiền sản giật trong thai kỳ

Về lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật ngoài việc dựa theo các triệu chứng tiền sản giật điển hình. Thì các bác sĩ còn chẩn đoán lâm sàng tiền sản giật có thể dựa trên sự ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể như:

Hệ thống thần kinh trung ương

Chẩn đoán tiền sản giật cho mẹ bầu
Chẩn đoán tiền sản giật cho mẹ bầu

Ở phụ nữ bị tiền sản giật nhẹ sẽ tăng phản xạ, đau đầu. Khi bị tiền sản giật nặng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như mờ mắt, đau đầu, dễ kích thích, chứng rung giật, thậm chí xuất hiện các cơn co giật.

Chẩn đoán tiền sản giật dựa theo huyết áp

Huyết áp tăng cao, huyết áp tâm thu > 140 mmHg, huyết áp tâm trương > 90 mmHg. Ở những thai phụ tiền sản giật nặng, huyết áp tâm thu > 160 mmHg, huyết áp tâm trương > 110 mmHg.

Phù

Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật sẽ xuất hiện phù mặt, mắt, tay. Mẹ bầu có thể tăng 2,5 kg hoặc hơn trong vòng chỉ 1 tuần.

Ngoài ra, trong lâm sàng tiền sản giật còn có các biểu hiện như đau mạn sườn phải, phù phổi, suy giảm chức năng gan, thai nhi chậm lớn.

Khi thiếu 1 trong các yếu tố này không thể loại bỏ khả năng mắc biến chứng tiền sản giật. Việc chẩn đoán tiền sản giật ở giai đoạn sớm đòi hỏi phải chú ý chi tiết, cẩn thận.

Chẩn đoán cận lâm sàng tiền sản giật trong thai kỳ

Trong cận lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật phụ thuộc vào xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm:

Xét nghiệm nước tiểu: dựa trên chỉ số protein niệu. Ở bà bầu tiền sản giật nhẹ chỉ số protein niệu khoảnh 0,3 – 0,4g/24giờ, đối với tiền sản giật nặng thì chỉ số này lớn hơn 0,4g/24 giờ.

Tiền sản giật gây nguy hiểm cho thai nhi
Tiền sản giật gây nguy hiểm cho thai nhi

Xét nghiệm máu: những bà bầu bị tiền sản giật có tiểu cầu giảm, hematocrit giảm, tăng bilirubin huyết thanh.

Siêu âm thai nhi: thông qua siêu âm thai nhi bác sĩ có thể xác định được trọng lượng thai nhi và lượng nước ối. Từ đó, bác sĩ sẽ theo dõi được sự phát triển của bé. Ở những mẹ bị tiền sản giật quá trình phát triển của bé rất chậm.

Chẩn đoán phân biệt tiền sản giật với các bệnh lý khác

Tiền sản giật và sản giật có biểu hiện gần giống nhau nên đôi khi rất dễ bị nhầm lẫn. Biểu hiện đặc trưng của sản giật là những cơn co giật trước hoặc sau sinh.

Ngoài ra, tiền sản giật cũng có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như: tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận mãn tính, bệnh lý túi mật và tụy, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng ure do tan huyết, những rối loạn khác gây cơn co giật. Những bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ còn tiền sản giật thường xuất hiện từ tuần thứ 20 trở đi.

Chẩn đoán tiền sản giật giảm nguy hiểm cho mẹ bầu
Chẩn đoán tiền sản giật giảm nguy hiểm cho mẹ bầu

Nếu mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp thì việc chẩn đoán mẹ có bị tiền sản giật hay không trở nên khó khăn, khi đó cần phải xác định dựa trên các tiêu chí khác nữa. Việc đánh giá chỉ số acid uric có ích trong chẩn đoán tiền sản giật bởi ở phụ nữ mang thai thể tích máu lớn, acid uric giảm. Nếu ở phụ nữ có thai, acid uric tăng quá 5-6 mg/dL đồng thời creatinin huyết thanh dưới 1 mg/dL thì chẩn đoán gần như chắc chắn tiền sản giật.

Chẩn đoán thể tiền sản giật

Chẩn đoán tiền sản giật được chia thành thể nhẹ, trung bình, nặng. Tuy nhiên, ranh giới xác định giữa thể nhẹ và trung bình là rất khó bởi không thể tiên đoán được chính xác diễn biến của bệnh. Do đó, hai thể này của bệnh được cân nhắc đánh giá chung trong lâm sàng.

Tiền sản giật thể nhẹ đến trung bình

Những dấu hiệu của tiền sản giật ở mức độ nhẹ và trung bình gồm có:

  • Huyết áp tâm thu > 140 mmHg, huyết áp tâm trương > 90 mmHg.
  • Protein niệu khoảng 0,3 g/24 giờ.
  • Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, hoa mắt,
  • Thiểu niệu (nước tiểu dưới 400 ml/24 giờ).
  • Đau thượng vị
  • Phù phổi.
  • Tăng phản xạ gân, xương.
  • Tăng các chỉ số hóa sinh: , SGOT, SGPT, Acid uric, bilirubin.
  • Giảm các chỉ số hóa sinh: tiểu cầu và Albumin huyết thanh toàn phần giảm.

Tiền sản giật thể nặng

Ở phụ nữ mang thai bị tiền sản giật thể nặng các triệu chứng kéo dài và nguy kịch hơn:

  • Huyết áp tâm thu > 160 mmHg, huyết áp tâm trương > 110 mmHg.
  • Protein niệu > 0.4 g/ 24 giờ, suy thận cấp, chức năng thận bị suy yếu, creatinin máu tăng nhanh, thiểu niệu đột ngột.
  • Thay đổi bất thường chức năng gan, tụ máu dưới gan.
  • Thần kinh: đau đầu, mắt mờ, mù tạm thời, chảy máu não.
  • Phù phổi huyết động (khoảng 3% số thai phụ tiền sản giật nặng).
  • Đau thượng vị, mạn sườn phải.
  • Tiểu cầu giảm mạnh, đông máu nội quản rải rác trong lòng mạch.
  • Suy thai: đa ối, thiểu ối, rau bong non, thai chết lưu.

Xem thêm: Sàng lọc tiền sản giật

Trên đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật chính xác nhất mà mẹ bầu nên biết. Bà bầu hãy cố gắng theo dõi và phát hiện kịp thời những bất thường trong giai đoạn thai kỳ để ngăn ngừa, làm chậm diễn biến của tiền sản giật trong thai kỳ. Avisure chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN