Bệnh loãng xương ở trẻ em: nguyên nhân và cách phòng ngừa

May 27, 2022

Bệnh loãng xương ở trẻ em đang được đặc biệt quan tâm do tỉ lệ này ngày càng gia tăng. Vậy, vì sao độ tuổi này trẻ lại bị loãng xương và cách phòng ngừa như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở trẻ em

Những nguyên nhân có thể gây ra loãng xương ở trẻ em là:

– Do không được bổ sung đủ dinh dưỡng cơ thể cần: Những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương khớp của trẻ bao gồm canxi, phốt pho, magie, vitamin D, vitamin K, protein…. Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nguy cơ bị loãng xương cũng tăng lên. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đúng, đủ cho trẻ là rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ, tinh thần.

Loãng xương ở trẻ em
Loãng xương ở trẻ em

– Trẻ lười hoạt động thể chất: Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa vận động thể chất và khối lượng xương ở tuổi trưởng thành. Theo đó, những trẻ thường xuyên vận động, chơi thể thao sẽ có khối lượng xương cao hơn những trẻ ít vận động ở tuổi trưởng thành. Những trẻ lười vận động ngoài trời cũng dễ bị thiếu vitamin D, giảm hấp thu canxi, nguy cơ loãng xương cũng tăng lên.

– Trẻ kém hấp thu: Các bệnh lý về đường tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất từ ruột vào máu, trong đó có cả canxi, vitamin D và những khoáng chất khác khiến xương khớp không đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh, gây ra loãng xương.

– Bệnh lý mạn tính như lupus, bệnh về thận, viêm khớp…

– Các thuốc gây hủy xương như glucocorticoid, thuốc ức chế miễn dịch… cũng gây tăng nguy cơ loãng xương ở trẻ.

Biểu hiện bệnh loãng xương ở trẻ em

Loãng xương ở giai đoạn sớm thường không có những triệu chứng rõ ràng, nhất là đối với trẻ em. 

Một số dấu hiệu mẹ có thể để ý là:

– Trẻ bị đau nhức ở các đầu xương, đau tăng lên khi vận động hoặc về đêm.

– Khó ngủ, tóc bị rụng, chậm mọc răng.

– Trẻ thấp còi, chân vòng kiềng, gù lưng, vẹo cột sống.

– Con hay bị đau nhức, co cơ khi thay đổi tư thế.

– Thường xuyên bị chuột rút, ra mồ hôi, ớn lạnh.

Những biểu hiện của bệnh loãng xương ở trẻ em
Những biểu hiện của bệnh loãng xương ở trẻ em

Chẩn bệnh đoán loãng xương ở trẻ

Khám lâm sàng: Đo chiều cao, tính chỉ số BMI, quan sát tìm sự bất thường ở cột sống.

Các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh:

– Chụp DXA tại cột sống thắt lưng L1 đến L4, đầu xương đùi để phát hiện loãng xương.

– Xét nghiệm máu: nồng độ Canxi, phốt pho, Alkaline phosphatase, Vitamin D, hormon cận giáp trong huyết tương.

– Xét nghiệm nước tiểu: Canxi và phốt pho niệu trong 24h.

– Chụp X quang nghiêng để tìm xẹp lún cột sống.

– Chẩn đoán xác định dựa vào chỉ số T Score và Z Score, nếu T score >= -2,5 thì được gọi là là loãng xương.

Cách chuẩn đoán tình trạng loãng xương ở trẻ em
Cách chuẩn đoán tình trạng loãng xương ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh loãng xương ở trẻ em, bố mẹ cần quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ.

Bổ sung đủ canxi, protein và vitamin D giúp ngừa loãng xương cho trẻ

Tôm, cá, cua, mực, ngũ cốc, sữa, trứng… đều là những thực phẩm giàu vitamin, canxi, protein. Hạn chế sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, uống nước ngọt có gas,…

Nhu cầu canxi của trẻ theo từng độ tuổi là:

+ Trẻ em từ 0 đến 6 tháng tuổi cần bổ sung 210 mg

+ Từ 7 đến 12 tháng tuổi cần 270mg

+ Trẻ từ 1 đến 3  tuổi cần 500 mg

+ Từ 4 đến 8  tuổi cần bổ sung 800 mg

+ Trẻ từ 9 đến 18 tuổi cần 1300 mg Canxi mỗi ngày.

Nhu cầu vitamin khuyến cáo cho trẻ là:

+Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi cần 400 IU

+ Từ 1-18 tuổi cần  600 UI mỗi ngày.

Thay đổi lối sống thụ động ngừa loãng xương cho trẻ

Thay vì cho trẻ xem tivi, điện thoại, bố mẹ nên cho trẻ ra ngoài trời hoạt động ngoài trời để tăng cường sức khỏe nói chung và xương khớp của trẻ nói riêng.

Vận động ngoài trời hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón thai kỳ
Vận động ngoài trời hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón thai kỳ

Đưa trẻ đi thăm khám định kỳ

Khi trẻ nói mình bị đau, phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ để phát hiện ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời. Theo các chuyên gia, việc thăm khám 6 tháng 1 lần sẽ giúp phát hiện nhiều mầm mống bệnh, không chỉ riêng bệnh loãng xương. 

Theo dõi nồng độ Canxi, Phốt pho, Magie máu 3 tháng 1 lần.

Xem thêm: Loãng xương ở người cao tuổi

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh loãng xương ở trẻ em. Nếu còn câu hỏi nào cần chuyên gia trả lời, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc gọi 18000065 để được tư vấn miễn phí.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN