X quang loãng xương: các phương pháp chẩn đoán xác định bệnh
May 20, 2022Sử dụng X quang loãng xương sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh trong giai đoạn sớm và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp x quang loãng xương thường được dung, mời bạn viết cùng tham khảo.
Chẩn đoán loãng xương bằng đo độ hấp phụ của tia X ( DXA)
DXA cho kết quả nhanh, đơn giản, không gây đau do không xâm lấn. Vì thế, phương pháp x quang loãng xương chính là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong tiêu chuẩn chẩn đoán của loãng xương.
Đo mật độ xương bằng phương pháp X-Quang
Sử dụng phương pháp đo loãng xương bằng cách hấp phụ năng lượng kép của tia X (DXA hay DEXA) để đo mật độ của xương tại cổ xương đùi và cột sống thắt lưng, khớp háng. Từ đó, cho kết quả chính xác cao.
Chỉ số T Core đo mật độ xương
Mật độ xương đặc trưng bằng chỉ số T score – đây là chỉ số mật độ xương của người bệnh so với khối lượng xương của nhóm người khỏe mạnh, cùng giới, màu da, chủng tộc. Các chỉ số T score được WHO dùng để chẩn đoán loãng xương và thiếu xương.
Trong đó, theo tổ chức y tế thế giới WHO:
– Khi T score > -1 thì xương bình thường.
– Chỉ số T score < -1,0 và > -2,5 thì được gọi là thiếu xương.
– Khi T score < hoặc = -2,5 thì được gọi là loãng xương.
Chỉ số Z Score đo độ loãng xương
Ngoài chỉ số T score, đo mật độ xương còn dùng chỉ số Z score. Đây là yếu tố nói lên sự chênh lệch của mật độ xương của người bệnh với người khỏe mạnh bằng tuổi, cùng giới, cùng chủng tộc. Z score được hiệp hội ISCD đánh giá:
– Nếu Z score < -2 thì cần làm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây mất xương thứ phát ở bệnh nhân.
– Nếu Z score trên -2.0: xương bình thường.
Ngoài ra, DXA cũng được dùng để đánh giá những biến dạng ở cột sống lưng và thắt lưng bằng phân tích VFA – phân tích gãy xương ở cột sống. VFA có giá trị chẩn đoán cao hơn khi bệnh nhân giảm nhiều hơn 3 cm chiều cao.
Những trường hợp cần sử dụng phương pháp DXA
Những đối tượng được khuyến cáo đo mật độ xương khi có những yếu tố nguy cơ cao bị loãng xương, bao gồm:
– Phụ nữ mãn kinh (sau khi hết kinh chu kỳ kinh nguyệt >1 năm) không sử dụng estrogen bổ sung.
– Người cao tuổi: trên 65 tuổi đối với nữ giới và trên 70 tuổi đối với nam giới.
– Những người hút thuốc.
– Sử dụng những thuốc nhóm steroid (ví dụ: prednisolon) dài ngày hoặc những thuốc gây hủy xương, làm giảm tái tạo xương (glucocorticoid).
– Phụ nữ tiền mãn kinh có các yếu tố nguy cơ như gia đinh có tiền sử bị gãy xương…
– Người mắc những bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, tiểu đường, cường cận giáp hoặc cường giáp.
– Nhóm người uống nhiều rượu
– Người có chỉ số BMI thấp
– Phụ nữ sử dụng hormone trong liệu pháp điều trị thay thế kéo dài trên 10 năm.
Trường hợp chống chỉ định sử dụng DXA
– Phụ nữ đang có thai
– Bệnh nhân đang sử dụng thuốc cản quang chứa i ốt, đồng vị phóng xạ, Baryt.. hoặc chưa dừng thuốc quá 7 ngày.
X quang loãng xương thường quy
X quang loãng xương sẽ cung cấp hình ảnh về tăng thấu quang và mất cấu trúc của xương khi xương đã bị mất khoảng 30%. Phim X quang là rất quan trọng trong việc ghi lại vị trí đường gãy xương do mất xương. Tại vị trí mất xương, gãy xương trên phim sẽ sáng hơn bình thường.
X quang quy ước thường được dùng để chụp hình cột sống Qua đó sẽ xác định được những thay đổi về mặt hình thái như xẹp đĩa đệm, gãy xương gây ra đốt sống hình chêm.
Nhược điểm: phương pháp này không phát hiện được loãng xương sớm, mà chỉ phát hiện ra khi tình trạng mất xương từ 30 đến 40%.
Các xét nghiệm khác để chẩn đoán loãng xương
– Xét nghiệm nước tiểu: Định lượng nồng độ DPD (Deoxy Lysyl Pyridinoline) và NTX (N – telopeptides)… trong nước tiểu để đánh giá mức độ hủy xương.
– Xét nghiệm máu: Định lượng nồng độ osteocalcin huyết tương, nồng độ BsAP (Bone specific Alkaline Phosphatase) huyết tương để đánh giá tân tạo xương. Ngoài ra, khi có yếu tố nghi ngờ mất xương trong lâm sàng thì xét nghiệm thêm nồng độ canxi, phốt pho và magie trong máu..
– Sinh thiết xương: Nhằm xác định được những vi cấu trúc xương bị tổn thương và được chỉ định trong các bệnh rối loạn chuyển hóa xương, loãng xương không rõ nguyên nhân, loãng xương có gãy cột sống. Ngoài ra, khi kết quả điều trị loãng xương không đạt hiệu quả rõ ràng, sinh thiết xương sẽ được dùng để kiểm tra lại hiệu quả điều trị.
– Các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan.
Xem thêm: Đo mật độ loãng xương bằng phương pháp dexa
Trên đây là những thông tin về X quang loãng xương và các xét nghiệm để chẩn đoán loãng xương. Hãy để lại câu hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các chuyên gia sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn.