Ốm nghén thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

February 14, 2022

Ốm nghén là tình trạng thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Các triệu chứng của nghén bao gồm nôn, buồn nôn, khó khăn trong ăn uống… đã ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy, ốm nghén là gì? Làm sao để giảm được tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Ốm nghén là gì?

Nghén hay ốm nghén là một trong những điều cần biết khi mang thai. Bởi đây là tình trạng thường xuyên gặp phải ở 3 tháng đầu thai kỳ. Nôn, buồn nôn, đầy bụng, đầy hơi, mất ngủ… là những triệu chứng của ốm nghén. 

Ốm nghén là gì
Ốm nghén là gì

Ốm nghén được chia làm 2 loại, dựa vào mức độ của các triệu chứng:

Cơn nghén nhẹ

Có khoảng 80% mẹ bầu bị nghén nhẹ. Thai phụ chủ cảm thấy buồn nôn thoáng qua hoặc tình trạng nôn nhẹ và vừa phải, thức ăn vẫn còn được giữ trong dạ dày. Chính vì vậy, phụ nữ bị nghén nhẹ không bị sút cân, không quá ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Từ tuần thứ 12, triệu chứng của nghén bầu sẽ giảm dần.

Cơn nghén nặng

Có khoảng 1 đến 1,5% mẹ bầu bị nghén nặng. Việc nôn ói thường xuyên khiến mẹ không ăn được gì sẽ dẫn đến mẹ bị sút cân. Nếu tình trạng diễn ra lâu ngày không khắc phục được sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Triệu chứng của ốm nghén

Các triệu chứng của nghén có thể diễn ra bất cứ thời gian nào trong ngày, nhất là khi mẹ gặp những thực phẩm có mùi tanh như cá, thịt sống…

Các triệu chứng của ốm nghén bao gồm: Nôn, buồn nôn, khó chịu, đầy hơi. Ngoài ra, khi ốm nghén nặng mẹ còn thấy chóng mặt, mệt mỏi và mất ngủ, thiếu tập trung.

Triệu chứng nghén khi mang thai
Triệu chứng nghén khi mang thai

Nguyên nhân gây ốm nghén

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ốm nghén vẫn  chưa có câu trả lời chính xác. Một số nghiên cứu đã cho rằng sự thay đổi của progesteron và HCG chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nghén của mẹ bầu.

Progesterone tăng lên sẽ khiến các cơ  đường tiêu hóa bị giãn, khiến cho thức ăn từ trong dạ dày bị tống lên thực quản, gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn. Hơn nữa, hormone này còn chậm quá trình tiêu hóa dẫn đến khó tiêu.

Yếu tố gây tăng ốm nghén nặng khi mang thai

Các yếu tố gây tăng nguy cơ nghén nặng khi mang bầu là:

+ Mẹ mang song thai hoặc đa thai…

+ Cơ địa nhạy cảm.

+ Trong lần mang thai trước đã từng bị nghén.

+ Gia đình có tiền sử bị nghén.

+ Mẹ bầu hay bị say tàu xe.

+ Mang thai con trai thường ít nghén hơn con gái.

+ Thai phụ quá gầy cũng là yếu tố dẫn đến tăng ốm nghén.

+ Thai phụ bị tăng tế bào ở trong tử cung dẫn đến mắc bệnh  nguyên bào nuôi.

Mang song thai là yếu tố gây tăng nghén nặng ở mẹ bầu
Mang song thai là yếu tố gây tăng nghén nặng ở mẹ bầu

Ốm nghén xuất hiện vào thời điểm nào của thai kỳ?

Thời gian xuất hiện những triệu chứng của nghén ở mỗi thai phụ là không giống nhau. Một số thống kê đã cho thấy, có khoảng 70% thai phụ có triệu chứng buồn nôn ở tuần 4 đến tuần 12 thai kỳ, 10% thai phụ bị ốm nghén đến tuần 16, ở 1 số mẹ bầu ốm nghén có thể kéo dài đến hết thai kỳ.

Ốm nghén có nguy hiểm cho bé không?

Nôn hay buồn nôn không ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ bổ sung đầy đủ nước và điện giải bị mất đi. Khi nước điện giải mất cân bằng, thai nhi có thể bị nhẹ cân, không đủ ối, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu bị ốm nghén nặng nên đến bệnh viện nếu gặp một trong các triệu chứng sau:

+ Nhịp tim nhanh.

+ Sút cân nhanh (1 đến 2 kg trong thời gian ngắn).

+ Nôn, buồn nôn khiến thai phụ không ăn được gì.

+ Ngất xỉu, choáng váng.

+ Nước tiểu màu sẫm, đi tiểu lắt nhắt.

+ Xuất huyết ở âm đạo.

+ Đau bụng, đau đầu.

+ Ói ra máu.

Cách kiểm soát cơn nghén

Tùy vào mức độ nghén mà mẹ thay đổi thực đơn hằng ngày cũng như sinh hoạt để kiểm soát cơn nghén tốt hơn:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Mẹ nên:

+ Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn no quá, ngày chia thành 5 đến 6 bữa ăn. 

+ Mẹ có thể uống trà gừng, ngậm gừng hoặc kẹo gừng, sẽ giúp giảm nghén hiệu quả.

+ Hạn chế ăn những thực phẩm có mùi.

+ Sử dụng vitamin tổng hợp.

+ Uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày ngày.

+ Mẹ có thể ăn bánh quy hoặc các loại hạt ngũ cốc khi ngủ dậy hoặc trước khi đánh răng để hạn chế dạ dày bị rỗng. 

+ Sử dụng thực phẩm giàu sắt như trứng, rau màu xanh đậm, thịt bò, thịt gà, chuối, táo, bánh mì nướng…; thực phẩm bổ sung vitamin C như ổi, cam, chanh để chống nôn ói.

+ Mẹ nên ăn nhạt, ăn đồ dễ tiêu hóa.

Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm tình trạng nghén ở mẹ bầu
Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm tình trạng nghén ở mẹ bầu

Mẹ cần tránh:

+ Để bụng đói.

+ Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu bia, thuốc lá… vì sẽ khiến trình trạng nghén trở nên nặng hơn.

+ Mẹ cần tránh nằm ngay sau khi ăn vì sẽ khiến thức ăn khó tiêu hơn.

Giữ tinh thần thoải mái

Một tâm lý thoải mái là rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ cần giữ một tâm trạng vui vẻ, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn, giải tỏa căng thẳng.

Luyện tập thể dục hợp lý

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, giữ tình thần thoải mái thì tập thể dục cũng giúp sức khỏe mẹ bầu tốt hơn, giảm ốm nghén rất hiệu quả.

Các bài tập mẹ có thể tham khảo bao gồm yoga, đi bộ, luyện tập hít thở sẽ giúp tâm trạng vui vẻ, nâng cao sức khỏe ở mẹ bầu.

Thuốc điều trị ốm nghén

Khi trình trạng ốm nghén không giảm, gây ra rối loạn nước, điện giải, sụt cân thì có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ:

Sử dụng pyridoxin (vitamin B6)

Đây là chỉ định đầu tay của bác sĩ cho thai phụ bị ốm nghén, mẹ có thể sử dụng mà không cần kê đơn. Vitamin B6 thường được kết hợp cùng Doxylamine để tăng hiệu quả giảm nghén. Doxylamine có trong các loại thuốc ngủ, được sử dụng khi Vitamin B6 không hiệu quả. Cả doxylamine và pyridoxin đều không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai thi. Tuy nhiên mẹ cũng không nên lạm dụng.

Thuốc chống nôn điều trị ốm nghén 

Nếu mẹ sử dụng cả Doxylamine và vitamin B6 đều không hiệu quả thì sẽ được bác sĩ cân nhắc dùng thuốc chống nôn. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng về sự an toàn của thuốc chống nôn đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, bác sĩ cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi kê đơn. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài, sử dụng thuốc cũng không giảm thì có thể cân nhắc nhập viện để điều trị. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có phương án điều trị phù hợp. Nếu cần có thể truyền thức ăn bằng ống.

Xem thêm: Thuốc sắt cho bà bầu

Tóm lại, ốm nghén là tình trạng bình thường ở phụ nữ đang mang thai, mẹ không cần quá lo lắng nếu gặp tình trạng này. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan vì tình trạng này có thể trở nên nặng hơn nếu không có phương án điều trị hợp lý. Mọi thắc mắc mẹ có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18000016 để được giải đáp

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN