Chăm sóc mẹ bầu bị ho an toàn, đúng cách

March 13, 2021

“Lựa chọn phương pháp chăm sóc nào để an toàn khi mẹ bầu bị ho” là một câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm khi gặp phải tình trạng này. Trường hợp em bé có thể bị nhiễm trùng khi nào, liệu thai nhi có thể bị chậm phát triển vì mẹ bầu bị ho không? Để trả lời cho các câu hỏi trên, mời mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mẹ bầu bị ho vì sao?

Phụ nữ mang thai – nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thường hay gặp tình tình trạng ho do cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang. Do đó những điều cần biết khi mang thai chắc chắn không thể bỏ qua những lý do vì sao: 

+ Dị vật và tác nhân kích ứng: Ho là một phản xạ tự nhiên dùng để làm sạch cổ họng, tống các dị vật ra khỏi bằng phản ứng ho khan.

+ Lợi dụng sức đề kháng của mẹ bầu bị suy yếu, nhiều vi khuẩn, vi-rút vào xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Chẳng hạn như bị cảm cúm hoặc cảm lạnh xuất hiện tình trạng ho khan, ho có đờm.

Bà bầu bị ho
Bà bầu bị ho do nhiều nguyên nhân

+ Trào ngược dạ dày: Ở phụ nữ mang thai, tử cung co bóp nhiều tạo áp lực lên ổ bụng dẫn tới những cơn ho. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị ho ở 3 tháng cuối.

+ Ho mọc tóc: Từ tuần thứ 14, em bé trọng bụng mẹ bắt đầu mọc tóc, khiến cho mẹ cảm thấy ngứa cổ và ho.

+ Khói thuốc lá: Khi người mẹ hít trực tiếp phải khói thuốc lâu ngày dẫn tới giảm chức năng hô hấp. Bệnh gây ra một số triệu chứng hô hấp mãn tính như: ho khan, mẹ bầu ho có đờm

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Ho là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Mẹ bầu thường nghĩ ngay do cảm cúm hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, không thể chủ quan khi mẹ bầu có những cơn ho kéo dài và liên tục.

Ho có thể khiến cho thai nhi bị kích thích mạnh

Nếu mẹ bầu bị ho nhiều, ho liên tục, ho mạnh có thể gây ra các cơn gò tử cung, gây dọa sinh non hoặc bị động thai.

Cảnh báo nhiễm trùng thai nhi

Nhiễm trùng đường hô hấp của mẹ nếu không được điều trị sớm và hợp lý sẽ dẫn tới hậu quả thai nhi cũng bị nhiễm trùng, gây ra chậm phát triển ở trẻ. Đặc biệt mẹ bầu ho ở 3 tháng đầu có thể làm mất tim thai đột ngột.

Gây cơ thắt vùng ngực

Ho lâu ngày dẫn tới mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kém ăn, làm thai nhi chậm lớn.

Cách trị ho an toàn cho bà bầu

Vậy khi bà bầu bị ho cần có những lưu ý gì, dưới đây là 9 điều mẹ nên biết khi điều trị ho an toàn, đúng cách cho mẹ bầu tại nhà.

Trị ho cho bà bầu bằng mật ong

Trong dân gian, mật ong được dùng để trị ho, rát họng. Mẹ bầu sử dụng mật ong cũng rất an toàn. Vị ngọt dễ uống, làm dịu đi các cơn ho. Ngoài tác dụng kháng khuẩn làm sạch họng, mật ong giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng.

Trị ho cho bà bầu bằng chanh

Trong chanh có chứa tới 35% hàm lượng vitamin C. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, giúp thải độc tố ra ngoài nhanh hơn. Mẹ bầu nên kết hợp uống nước cốt chanh với mật ong, pha trong nước ấm và sử dụng 2 lần trong ngày.

Mẹ bầu bị ho ngậm chanh mật ong
Mẹ bầu bị ho ngậm chanh mật ong

Trị ho cho bà bầu bằng gừng tươi

Mẹ bầu bị ho có thể sử dụng trà gừng kết hợp với mật ong để làm giảm các triệu chứng. Gừng có tính ấm, lại chứa Gingerol nên có tác dụng chống viêm đường hô hấp rất tốt.

Cách thực hiện:

+ Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 4 – 5 thìa cà phê mật ong.

+ Gừng rửa sạch, thái thành các lát mỏng

+ Bỏ vài lát gừng vào cốc, đổ nước sôi vào và hãm trong vòng 10 phút

+ Cho thêm mật ong và khuấy đều

+ Sử dụng khi trà gừng còn ấm. 

Điều trị ho bằng phương pháp lê hấp đường phèn

Đây là phương pháp trị ho an toàn được rất nhiều mẹ bầu áp dụng. Quả lê có vị ngọt, hơi chua, thanh mát có tác dụng tiêu đờm, giảm ho.

Lê hấp đường phèn có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch cổ họng, dịu ho bằng cách tiêu đờm.

Cách thực hiện:

+ Chuẩn bị 1 – 2 quả lê, rửa sạch với nước muối

+ Bỏ cuống, bỏ hạt rồi đem xay nhuyễn

+ Đường phèn đem giã nhuyễn rồi hấp cùng với lê trong nồi cơm trong vòng 20 – 30 phút

+ Để nguội rồi sử dụng ngày 2 – 3 lần.

Bầu bị ho ngậm lê hấp đường phèn
Bầu bị ho ngậm lê hấp đường phèn

Trà bạc hà giúp giảm ho nhanh cho mẹ bầu

Với tác dụng chống viêm và kháng vi rút của hợp chất axit rosmarinic có trong bạc hà. Trà bạc hà giúp mẹ bầu giảm nhanh cơn ho, cải thiện triệu chứng đau họng.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Dùng nước muối pha với nước ấm và chanh để súc miệng và ngậm họng. Nước muối có tác dụng làm sạch đường hô hấp. Ngoài ra, có tác dụng giảm viêm, giảm dịch nhầy, hạn chế các cơn ho của mẹ.

Chế độ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất

Mẹ bầu bị ho mệt mỏi, chán ăn khiến con bị đói vi chất. Nên mẹ đừng quên bổ sung cho con mỗi ngày. Ngoài cung cấp sắt và canxi từ bữa ăn thì việc bổ sung những thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa sắt và canxi là vô cùng cần thiết.

Bổ sung kẽm

Kẽm có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus, giảm ho. Mẹ bầu có thể cung cấp một lượng lớn kẽm từ thức ăn hằng ngày như: rau bó xôi, thịt đỏ,

Xem thêm nội dung: Bà bầu bị sốt có sao không?

Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp cho mẹ bầu bị ho những kiến thức bổ ích nhất. Chúc cho các mẹ và các bé luôn thật bình an và khỏe mạnh

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN