Đo độ loãng xương là gì? Các mức độ loãng xương thường gặp
January 20, 2023Đo độ loãng xương là một cách để biết tình trạng xương đang khỏe hay yếu. Phương pháp này giúp người thực hiện biết được cấp độ xương của mình. Từ đó, sẽ được bác sĩ tư vấn cách điều trị hoặc hồi phục xương hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về những phương pháp đo mật độ xương. Hay Loãng xương có mấy cấp độ và những ai cần đo loãng xương. Tất cả chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Đo độ loãng xương là gì?
Đo độ loãng xương (mật độ xương) là cách chính xác nhất để xác định một người có bị loãng xương hay không. Dựa vào tiền sử bệnh của cá nhân, gia đình và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh để đưa ra chỉ định đo loãng xương.
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương
Đo mật độ xương được thực hiện bằng cách quét hệ thống đo hấp thụ tia X năng lượng kép. Kết quả thu được được đối chiếu với phân loại cấp độ loãng xương được trình bày ở trên để đưa ra kết luận người bệnh có đang bị loãng xương hay không.Đây là biện pháp để định lượng mất xương, chẩn đoán loãng xương. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong theo dõi bệnh nhân đang điều trị loãng xương. Có thể tiến hành đo loãng xương tại cột sống thắt lưng, xương háng hoặc toàn bộ cơ thể. Vị trí đo loãng xương tốt nhất là cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Phương pháp đo mật độ xương thường được sử dung đó là X-quang loãng xương.
Trên hình ảnh X-quang có thể xác định được tình trạng mật độ xương thấp, có nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên để chẩn đoán loãng xương vẫn cần đến chỉ số mật độ của xương.
Loãng xương có mấy cấp độ?
Loãng xương là một bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của người già và phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Bằng phương pháp đo độ loãng xương (đo mật độ xương) người ta có thể xác định được các cấp độ loãng xương. Hiện nay để đo loãng xương người ta thường sử dụng máy DEXA để đo hai chỉ số chính là T-score và Z-score.
Phân loại cấp độ loãng xương phụ thuộc vào 2 chỉ số này. Cụ thể:
+ T-score ở mức từ -1SD trở lên được xác định là xương bình thường.
+ Khi T-score ở mức -2,5 SD đến dưới -1 SD được xếp vào loại bắt đầu có dấu hiệu loãng xương hay còn được gọi là tiền loãng xương.
+ T-score dưới -2,5 SD được xác định bệnh nhân đã có loãng xương.
+ Khi T-score dưới -2,5 SD kèm theo tình trạng gãy xương được xác định là bệnh nhân đang bị loãng xương nặng.
Đo độ loãng xương
Tình trạng loãng xương hầu hết được xác định khi chuyển sang cấp độ nặng. Bởi không nhiều người có điều kiện để đo độ loãng xương. Khi bắt đầu có một số biểu hiện của loãng xương trên lâm sàng như đau nhức xương, gãy xương sau một chấn thương nhẹ. Khi đó, người bệnh mới bắt đầu đi khám. Điều này vô tình ảnh hưởng đến kết quả cũng như thời gian điều trị bệnh.
Những ai có nguy cơ cao bị loãng xương?
Phát hiện loãng xương sớm sẽ giúp tăng hiệu quả của điều trị bệnh. Những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao thì nên tiến hành đo loãng xương càng sớm càng tốt. Từ đó, nó giúp đưa ra các cách điều trị hợp lý. Dưới đây là một số đối tượng nên được tiến hành đo mật độ xương:
+ Người cao tuổi: Những người 65 tuổi đối với phụ nữ và trên 70 tuổi đối với nam giới. Đây là độ tuổi loãng xương hay gặp nhất.
+ Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh không sử dụng estrogen.
+ Những người trong gia đình có tiền sử gãy xương, loãng xương.
+ Những người hay sử dụng thuốc giảm đau chống viêm steroid trong thời gian kéo dài. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là có thể gây loãng xương, cản trở tái tạo xương.
+ Người thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá.
+ Người đang mắc các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm thận, viêm gan, cường giáp…
+ Đối tượng bị suy giảm chiều cao. Nếu đột nhiên chiều cao có vẻ thấp hơn so với trước đây rất có thể do gãy xương sống. Nguyên nhân dẫn đến việc này có thể là loãng xương.
+ Gãy xương xảy ra khi có một chấn thương rất nhỏ, chẳng hạn chỉ hắt hơi cũng gãy xương.
+ Bệnh nhân đã trải qua cấy ghép tạng:
Các thuốc chống thải ghép gây ảnh hưởng đến quá trình tạo xương nên rất dễ dẫn đến tình trạng loãng xương.
Những người cần đo độ loãng xương
Địa chỉ uy tín đo mật độ xương hiện nay
Đo độ loãng xương là việc làm cần thiết dành cho những đối tượng có nguy cơ cao bị Loãng xương. Do đó, nên đo loãng xương ở đâu hiệu quả, uy tín là vấn đề được người bệnh quan tâm. Để có kết quả chính xác thì việc lựa chọn các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp uy tín là việc cần thiết. Các địa chỉ này có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Một số cơ sở, đơn vị mà người cao tuổi có thể tham khảo:
Ở Miền bắc người bệnh có thể đo độ loãng xương ở bệnh viện Việt đức, bệnh viện Bạch Mai. Hay bệnh viện vinmec
Ở Miền trung người bệnh có thể khám loãng xương ở bệnh viện y học huế, bệnh viện hoàn mỹ…
Ở miền nam người bệnh có thể lựa chọn bệnh viện chợ rẫy, bệnh viện 115, bệnh viện đa khoa quốc tế….
Trên đây là những thông tin chi tiết về đo độ loãng xương. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ hiểu được các tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương và những người có nguy cơ loãng xương để có thể đưa ra biện pháp phòng và điều trị loãng xương phù hợp.