Chóng mặt khi mang thai kèm buồn nôn mẹ bầu nào cũng từng gặp phải
April 28, 2021Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Chắc hẳn tình trạng chóng mặt kèm buồn nôn, ít nhiều mẹ bầu cũng đã từng gặp phải. Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay không và xử lý như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho mẹ hiểu rõ hơn nhé !
Những nguyên nhân khiến chóng mặt khi mang thai
Để giải quyết được vấn đề chóng mặt, buồn nôn khi mang thai. Cần phải làm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này mà mẹ cần phải lưu ý.
Đứng dậy quá nhanh
Khi ngồi xuống, lượng máu sẽ dồn tập trung vào phần dưới cơ thể là phía chân và bắp chân. Nếu bạn đứng lên đột ngột, cơ thể chưa kịp điều chỉnh, lượng máu trở về tim không đủ khiến huyết áp giảm đột ngột gây hoa mắt chóng mặt.
Nằm ngửa
Trong giai đoạn từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ, thai nhi lớn nhanh, tử cung to hơn và chèn ép lên các động mạch chủ, các mạch ở phần khung xương chậu của mẹ. Lượng máu đổ về tim sẽ giảm đáng kể, gây hoa mắt chóng mặt cho mẹ bầu. Do vậy, mẹ bầu nằm ngửa sẽ khiến tình trạng này trở nặng.
Mẹ bầu không nên nằm ngửa
Luyện tập quá sức
Mẹ bầu luyện tập thể thao khi mang bầu là tốt, nhưng vẫn nên cẩn thận và tránh luyện tập quá sức để tránh tình trạng mất nước và choáng váng
Chóng mặt khi mang thai do thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột, trở lạnh hoặc quá nóng cũng sẽ khiến mẹ bầu chóng mặt, mệt mỏi. Mẹ bầu chú ý và không cần phải quá lo lắng nhé.
Thiếu dinh dưỡng gây chóng mặt khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu cần được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Việc bạn ăn uống không đủ chất, cơ thể thiếu dinh dưỡng, có thể dẫn tới hạ đường huyết, khiến mẹ bầu hoa mắt, chóng mặt.
Bên cạnh đó, việc thiếu nước cũng sẽ dẫn tới tình trạng tương tự.
Bà bầu chóng mặt do thiếu máu
Thiếu máu khi mang thai là một vấn đề ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Tình trạng chóng mặt hoa mắt là dấu hiệu điển hình chứng tỏ mẹ bầu bị thiếu máu. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân dẫn tới thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ sắt thông qua thực phẩm cũng như viên bổ trong suốt thai kỳ.
Mẹ bầu thiếu máu gây chóng mặt khi mang thai
Chóng mặt khi mang thai hay gặp ở tháng thứ mấy?
Tình trạng chóng mặt, buồn nôn có thể gặp ở bất kỳ tháng nào của thai kỳ đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối
3 tháng đầu thai kỳ
+ Thay đổi hormone: Giai đoạn 3 tháng đầu là sự thay đổi rõ rệt hormone của người mẹ. Lưu lượng máu lúc này hoạt động đi khắp cơ thể và ở cả thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu dễ bị tụt huyết áp, dẫn tới chóng mặt, buồn nôn
+ Ốm nghén: Khi mang bầu, có đến 90% phụ nữ gặp phải tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt. Do nôn nhiều, không ăn được sẽ khiến cơ thể thiếu nhiều chất, máu kém lưu thông.
+ Mang thai ngoài tử cung: Ngoài đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khi mẹ bầu xuất hiện thêm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo,.. Mẹ cần phải lưu ý và đi khám ngay tức thời vì đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm.
Giai đoạn 3 tháng cuối
Ở giai đoạn 3 tháng cuối, tình trạng chóng mặt buồn nôn vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là áp lực lên thành tử cung. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng của thai kỳ nên khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì mẹ bầu cũng nên đi khám cẩn thận.
Chóng mặt xuất hiện ở tất cả các tháng thai kỳ
Chóng mặt khi mang thai phải làm sao?
Khi mẹ bầu cảm thấy chóng mặt, việc nên làm đầu tiên là dừng mọi hoạt động tức thời, hãy nằm hoặc ngồi xuống. Nếu sau một khoảng thời gian ngắn tình trạng không thuyên giảm, kèm theo những hiểu hiện bất thường, khiến mẹ bầu thấy ngày một khó chịu. Lúc này, mẹ nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Mẹ bầu nên phòng tránh chóng mặt khi mang thai bằng một số việc làm sau:
+ Nên nằm nghiêng, nghiêng sang bên phải là tốt nhất. Đặt một chiếc gối dưới phía sau hoặc dưới hông sẽ giúp cho tư thế nằm nghiêng được thoải mái hơn.
+ Hạn chế đến nơi đông người, ngột ngạt
+ Bổ sung nước đầy đủ, khoảng 8-10 ly nước hằng ngày
+ Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt. Nên dùng thêm vitamin tổng hợp hàng cho bà bầu chứ thêm sắt trong suốt thai kỳ. Nếu thiếu máu, bạn nên uống thêm viên bổ sắt riêng và bổ sung theo hàm lượng khuyến cáo.
Thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu
Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường và không mấy nguy hiểm. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con. Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cũng như thực hiện các chế độ thai kỳ thật đầy đủ, sẽ giúp mẹ hạn chế đáng kể vấn đề này nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh