Bà bầu bị chuột rút – Dấu hiệu cảnh giác và cách “giải cứu” khi mang thai

May 5, 2020

Bà bầu bị chuột rút là tình trạng phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng là điều tự nhiên. Khi mang thai cần cảnh giác để “giải cứu” mình với những cơn đau có thể do các nguyên nhân nguy hiểm khác.

Tìm hiểu về hiện tượng chuột rút ở bà bầu

Đầu tiên, chuột rút là tình trạng cơ đột nhiên co thắt đột ngột. Ở bắp thịt xuất hiện cảm giác đau dữ dội, dẫn đến bệnh nhân khó có thể chuyển động được. Chuột rút gây cảm giác đau đớn do sự co cơ thường gặp vào mùa đông. Các trường hợp hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hay có thể do bị ngộ độc…

 

Bà bầu bị chuột rút rất phổ biến
Bà bầu bị chuột rút rất phổ biến.

Chuột rút thường hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng là chủ yếu. Thật nguy hiểm khi bị chuột rút trong lúc bạn đang bơi và đang lái xe. Ở mọi lứa tuổi, chuột rút đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, đa phần chuột rút xảy ra ở người cao tuổi và phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Chuột rút ở bà bầu thường gặp nhất là các cơn đau vùng bụng, bồn chồn vùng chân. Đây là hiện tượng thường xuyên gặp khi mang thai. Chuột rút gây cảm giác đau nhói đột ngột hết sau khoảng 5 phút hoặc đau âm ỉ khó chịu. Đặc biệt, bà bầu hay xuất hiện các cơn co thắt ở bụng.

Tại sao bà bầu bị chuột rút

Theo các bác sĩ sản khoa, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai.

nguyên nhân gây chuột rút ở bà bầu
Nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút ở bà bầu.

– Khi thai nhi trong bụng mẹ càng phát triển, trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng lên. Cân nặng toàn cơ thể gây áp lực tới các cơ bắp ở chân. Các bó cơ dễ bị co quắp gây tình trạng chuột rút ở chân.

– Để tạo điều kiện tốt cho thai nhi phát triển, tử cung của bà bầu thường phải mở rộng ra. Khi đó các dây chằng và cơ bị chèn ép, gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai.

– Tình trạng nôn ói trong thời kì mang thai cũng là lí do khiến cơ thể mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải và chất dinh dưỡng. Từ đó, dẫn đến tình trạng cơ bị co cứng.

Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút. Khi mang thai, thường thì nhu cầu canxi tăng lên gấp đôi so với phụ nữ bình thường nhằm cung cấp cho thai nhi. Nếu không bổ sung lượng canxi cho cơ thể. Mẹ bầu phải tự động rút canxi để truyền cho bé.

KIỂM TRA NGAY SẢN PHẨM MẸ DÙNG ĐỦ HÀM LƯỢNG CHƯA

Kiểm tra ngay sản phẩm đang dùng
đã đủ hàm lượng khuyến cáo chưa?

Để nhận tư vấn từ chuyên gia

Các cơ thiếu canxi dẫn đến tình trạng căng cứng cơ và co rút. Khi mất cân bằng nhiều photpho, ít canxi trong cơ thể. Thiếu sắt hoặc acid folic cũng gây ra tình trạng bồn chồn chân – tăng nguy cơ chuột rút.

– Các nguyên nhân khác: khó tiêu, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang…

Chuột rút khi mang thai đừng chủ quan

Bà bầu bị chuột rút thường xảy ra ở bắp chân và vùng bụng. Trong đó, các cơn đau do chuột rút vùng bụng cần chú ý hơn cả.

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Dấu hiệu chuột rút lúc mang thai với các cơn đau liên tiếp và biểu hiện sưng chân, vùng xung quanh chạm vào có cảm giác nóng. Trường hợp này có thể gặp nguy cơ đông máu. Bà bầu cần được thăm khám bác sĩ ngay.

Cẩn trọng vùng bụng chuột rút khi mang thai

Cơn đau khi bị chuột rút thông thường cũng rất dễ nhầm tưởng với các cơn đau nguy hiểm khác. Một số dấu hiệu đau bụng cần đặc biệt cảnh giác khi bị chuột rút ở vùng bụng:

 

bà bầu chuột rút
Thăm khám bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện bất thường khi mang thai.

– Mang thai ngoài tử cung (trứng thụ tinh ngoài tử cung). Tình trạng này dễ gây các cơn chuột rút dạng đau thắt kèm choáng váng, cần được đến bác sĩ ngay.

 

– Hiện tượng đau quặn kèm dấu hiệu chảy máu âm đạo. Các bà bầu cần thăm khám ngay bởi có nguy cơ bị sảy thai.

 

– Tiền sản giật có thể gây cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên.

 

– Chuột rút gây đau bụng, co thắt liên tục kèm hiện tượng giãn nở tử cung trước 37 tuần thai kỳ thì bà bầu có nguy cơ sinh non.

 

– Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau bụng dưới, đi tiểu đau. Co thắt kèm đau bụng dữ dội, buồn nôn có thể là do viêm ruột thừa, sỏi thận.

 

– Tình trạng cơn chuột rút đau đớn kéo dài không khỏi rất nguy hiểm. Lúc này bà bầu có thể gặp hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh. Một số tình trạng cơn đau không giảm, 1 giờ có hơn 6 cơn co thắt cũng là dấu hiệu cần lưu ý.

Dẹp bỏ lo lắng nếu bà bầu bị chuột rút thông thường

Chuột rút là tình trạng phổ biến ở bà bầu. Khi đã phân biệt được các cơn đau nguy hiểm thì các mẹ đừng quá lo lắng với chuột rút thông thường.

 

bà bầu bị chuột rút
Bà bầu bị chuột rút thông thường đừng quá lo lắng.

Trường hợp chuột rút ở bắp chân khi mang thai hoặc bắp tay là các dấu hiệu tự nhiên trong thai kỳ. Chỉ cần xử trí bằng các biện pháp giúp giảm đau sau vài phút thư giãn lại cơ bắp.

 

Chuột rút khi mới mang thai vùng bụng là dấu hiệu trứng thụ tinh làm tổ. Đây cũng là hiện tượng tốt để bạn biết tử cung đang thích nghi với sự thay đổi. Các cơ tử cung sẽ có phản ứng co thắt nếu gặp áp lực.

 

Bà bầu bị chuột rút thường xảy ra vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Khi mới mang thai, nồng độ hormone thai kỳ tăng. Các hiện tượng đầy hơi, táo bón dễ gây ra cơn đau quặn trong 16 tuần đầu.

 

Giữa thai kỳ, các cơn đau nhẹ có thể xảy ra chứng tỏ tử cung đang mở rộng, em bé ngày một lớn lên. Các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng nếu không có hiện tượng gì bất thường.

 

Cuối thai kỳ, các mẹ sẽ gặp cơn đau gần như chuyển dạ, mức độ co thắt mạnh hơn. Lúc này hãy thư giãn, massage nhẹ nhàng vùng bị chuột rút.

Phòng ngừa chuột rút ở bà bầu

Hiện tượng chuột rút khi mang thai ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của thai phụ. Việc phòng ngừa hiện tượng này là một điều hết sức cần thiết. Bà bầu có thể thực hiện một số cách sau:

 

– Thường xuyên thay đổi tư thế đứng, nằm.

 

massage giảm chuột rút ở bà bầu
Massage giúp giảm khó chịu khi bà bầu bị chuột rút.

– Xoa bóp, massage vùng bụng xuống đùi đến bắp chân, bàn chân để tăng quá trình lưu thông máu tốt hơn. Trước khi đi ngủ nên co dũi bắp chân, xoay mắt cá chân khi ngồi.

– Gác chân lên 1 cái gối mềm hoặc nằm nghiêng bên trái giúp giảm áp lực cho phần bắp chân và cơ bụng.

– Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, căng cơ,…  Vận động nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn khí huyết.

– Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh đủ chất. Kết hợp đi tiểu thường xuyên tránh bàng quang bị căng gây co thắt tử cung.

– Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, giữ tinh thần thoải mái.

– Sử dụng nước ấm để tắm. Ngâm chân với muối và gừng, thảo mộc trước khi ngủ cũng giảm nguy cơ chuột rút ở bà bầu.

– Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là canxi và vitamin. Khẩu phần ăn cần chú trọng và nên bổ sung thêm từ các thực phẩm chức năng cho bà bầu.

 

Thiếu Canxi là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai. Khi mang thai, nhu cầu Canxi của người phụ nữ tăng lên gấp 40% so với người bình thường. Đặc biệt, ở những cuối thai kì, nhu cầu Canxi của mẹ rất cao, khoảng 1500mg/ngày.

Với nhu cầu lớn như thế này, việc bổ sung canxi bằng chế độ ăn là không đủ bởi bà bầu cũng chỉ ăn được hạn chế số lượng thực phẩm giàu canxi. Khi đó, uống thêm những thực phẩm chức năng bổ sung canxi là điều cần thiết giúp mẹ phòng tránh thiếu hụt canxi gây nên những triệu chứng khó chịu như chuột rút khi mang thai.

Hy vọng bài viết sẽ giúp giúp phân biệt được bà bầu bị chuột rút khi nào nguy hiểm và khi nào không cần lo lắng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua hotline 1800.0065 để được hỗ trợ.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN