Trầm cảm khi mang thai, stress đáng sợ như nào?

May 16, 2021

Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cứ 10 người thì có 1 phụ nữ bị trầm cảm trong giai đoạn này. Stress, trầm cảm là một đang trở thành một vấn nạn trong xã hội hiện nay ở chị em phụ nữ. Mời mẹ đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây hướng dẫn các mẹo điều trị chứng bệnh này.

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là một bệnh lý liên quan tới tâm lý và sức khỏe. Một số dấu hiệu cho thấy mẹ đang rơi vào tình trạng này:

+ Thay đổi tâm trạng: Thường xuyên buồn bã, chán nản, khóc lóc. Chỉ vì những hành động nhỏ cũng khiến mẹ bầu nhạy cảm và dẫn tới những cảm xúc tiêu cực. 

+ Dễ cáu kỉnh, gắt gỏng, hoảng loạn

+ Không tập trung: Đứng trước các lựa chọn mẹ bầu thường không thể đưa ra quyết định cho riêng mình, khó quyết đoán. Rất hay quên, trí nhớ sa sút.

+ Rối loạn giấc ngủ: Mẹ bầu mất ngủ triền miên, ngủ không sâu giấc, hay gặp ác mộng, thậm chí là mộng du. 

+ Nhạy cảm hơn: Hay để ý tới những hành động nhỏ rồi tự làm mình buồn, thậm chí khóc lóc.

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai

+ Đã từng có ý nghĩ tới việc tự sát: Mẹ bầu thường xuyên nghĩ tới việc buông xuông, tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân. 

+ Cảm xúc bị tê liệt: Nhiều khi mẹ không cảm thấy vui, buồn, hạnh phúc, không còn muốn gần gũi thân thiện với mọi người xung quanh. Tự muốn cô lập bản thân với thế giới bên ngoài.

+ Thay đổi chế độ ăn uống: Lúc này mẹ thường xuyên thèm ăn, thậm chí ăn rất nhiều. 

+ Mất hứng thú gần gũi với chồng và chuyện chăn gối.

+ Nhịp tim tăng cao, hay đổ mồ hôi, choáng váng, ngất xỉu. 

Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị trầm cảm, trong đó không thể kể tới các nguyên nhân dưới đây:

Do hormone thay đổi

Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu thường xuyên bị trầm cảm, stress là do nồng độ của hormone Estrogen tăng cao. Hormone này gây ra những thay đổi về tâm lý và cảm xúc tiêu cực của phụ nữ mang thai. Do đó mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khó chịu, cáu gắt và dễ xúc động hơn. 

Chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý mang thai

Với những trường hợp mang thai lần đầu hoặc mang thai ngoài ý muốn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý, mẹ bầu dễ căng thẳng, stress gây ra trầm cảm. Cũng theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ mang thai trong độ tuổi vị thành niên, tỷ lệ trầm cảm mang thai là rất cao. 

Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết khi mang thai qua từng giai đoạn

Các mối quan hệ xung quanh

Thường xuyên cãi nhau với chồng, vợ chồng mâu thuẫn, bất hòa với mọi người trong gia đình. Đây là một tình trạng không phải hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày. Lâu dần nếu mâu thuẫn không được giải quyết gây ra tâm lý stress, trầm cảm khi mang thai.

Đặc biệt, nếu trong thời kỳ nhạy cảm này mẹ bầu không được sự quan tâm của người chồng thì rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực. Vấn đề này đẩy phụ nữ vào đường cùng, hay nghĩ đến vấn đề tự sát và tìm cái chết để giải thoát.

Mẹ bầu bị stress từ các mối quan hệ xung quanh
Mẹ bầu bị stress từ các mối quan hệ xung quanh

Thai nhi có vấn đề không tốt

Đối với thai nhi bị mắc một số bệnh bẩm sinh như: dị tật, hở hàm ếch, chậm phát triển và các vấn đề khác thì khả năng người mẹ bị trầm cảm là cực kỳ cao. Thiên chức của người làm mẹ là mong muốn những điều tốt nhất với con. Khi con bị mắc một số vấn đề như vậy, người mẹ thường có tâm trạng buồn, đau khổ, tự dằn vặt bản thân. Từ đó gây ra những vấn đề về tâm sinh lý, những biến đổi tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của mẹ bầu.

Những biến cố trước đây từng gặp phải khi mang bầu

Mẹ đã từng sảy thai, mẹ đã từng bỏ em bé đi chỉ vì những lý do không thể giữ lại. Lần mang thai sẽ gây cho mẹ tâm lý lo lắng, sợ hãi tột cùng. Chỉ cần một hành động nào đó gây ảnh hưởng tới thai nhi hoặc những dấu hiệu khi đi siêu âm cũng khiến mẹ bầu suy nghĩ nhiều, mất ngủ. Điều này có thể tăng nguy cơ trầm cảm thai kỳ.

Trầm cảm khi mang thai phải làm sao?

Trầm cảm trong khi mang bầu không những ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu mà nó còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó khi mang thai mẹ cần phòng tránh trầm cảm theo 5 nội dung sau:  

Sử dụng thuốc điều trị

Một số nhóm thuốc điều trị trầm cảm được chứng minh là có an toàn đối với mẹ bầu là:

Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin: Fluoxetin, Fluvoxamin.

Nhóm thuốc ức chế trầm cảm 3 vòng: Amitriptylin.

Mẹ bầu cần được sự đồng ý và chỉ định của bước sĩ trước khi sử dụng. 

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc

Liệu pháp tâm lý

Mẹ bầu có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc người người thân để có những liệu pháp thích hợp cho mình bằng cách:

+ Tâm sự, giãi bày những tâm tư tình cảm, những bức xúc trong lòng.

+ Điều chỉnh lối sống khoa học cho bản thân mình như: ngủ nghỉ đủ giấc, ăn uống lành mạnh. 

+ Luôn ưu tiên bản thân trước. Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thay vì lau dọn nhà cửa. Mẹ ưu tiên làm điều mình thích như đọc sách, nghe nhạc thư giãn, đi dạo.

+ Nên nghe và xem những điều bổ ích, tích cực cho thai nhi. 

+ Luyện tập thể thục thể thao đều đặn hỗ trợ mẹ lấy lại tinh thần tích cực. Mẹ bầu có thể tìm đến các bài tập yoga, thiền dành cho mẹ bầu.

Mẹ bầu tập yoga để giảm stress
Mẹ bầu tập yoga để giảm stress

Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Bài viết cũng cung cấp những cách phòng tránh và liệu pháp an toàn nhất khi bị mắc chứng trầm cảm khi mang thai. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Mẹ bầu có thể xem thêm chủ đề: Khó thở khi mang thai

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN