Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không ? 

October 31, 2021

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng bệnh lý thường gặp. Gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của sản phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Tiểu đường thai kỳ liệu có khả năng sinh thường được hay không? Là lo lắng của rất nhiều các bà mẹ không may gặp phải tình trạng này. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào, chúng ta cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây:

Biến chứng có thể gặp phải khi phụ nữ mang thai bị tiểu đường?

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Không những nó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Một số biến chứng của tiểu đường thai kỳ gây ra cho sức khỏe mẹ và bé điển hình có thể kể đến như:

Đối với mẹ 

+ Cao huyết áp: Các sản phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao huyết áp nhiều hơn các sản phụ bình thường. Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp có thể có hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như: “Tiền sản giật, sản giật, suy gan, suy thận, tai biến mạch máu não, thai chậm phát triển, thai lưu hoặc sinh non,..” Trong đó, tiền sản giật và sản giật là một biến chứng sản khoa nghiêm trọng. Có thể đe dọa đến tính mạng của cả sản phụ và thai nhi. Do đó, kiểm tra cân nặng, theo dõi huyết áp và tìm protein niệu là việc làm cần thiết ở mỗi lần khám thai đối với các mẹ bầu.

Bà bầu tiểu đường có sinh thường được không
Bà bầu tiểu đường có sinh thường được không

+ Đa ối: Phụ nữ có thai mắc tiểu đường thai kỳ dễ có nguy cơ đa ối. Tình trạng này thường thấy ở tuần thứ 26-32. Đây là một trong những nguyên nhân gây sinh non.

+ Sinh non

+ Sảy thai, thai chết lưu

+ Nhiễm khuẩn tiết niệu: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhiễm khuẩn niệu cần được phát hiện và xử trí kịp thời, nếu không sẽ dẫn tới viêm đài bể thận cấp, nhiễm ceton, nhiễm trùng ối,…

+ Diễn tiến thành đái tháo đường type 2 sau này : Mặc dù đa số trường hợp bị tiểu đường thai kỳ thường sẽ hết sau khi thai kỳ kết thúc. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ diễn tiến thành tiểu đường type 2. Ngoài ra, họ cũng có nguy cơ mắc béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai kế tiếp.

Đối với thai nhi

+Thai to quá mức: Thông thường những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường sinh con to. Sự tăng trưởng nhanh hơn mức bình thường của thai nhi thường được phát hiện ở 3 tháng cuối . Nguyên nhân của vấn đề này là do lượng glucose quá nhiều trong máu. Kích thích tụy của thai nhi tăng tiết insulin. Từ đó kích thích thai nhi phát triển do tăng nhu cầu năng lượng.

+ Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Thống kê cho thấy, trong khoảng 100 trẻ sinh ra từ mà mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Có khoảng 15- 25 trẻ gặp tình trạng hạ đường huyết lúc sinh. Nguyên nhân là do gan trẻ đáp ứng kém với glucagon từ đó gây giảm tân tạo đường.

+ Bệnh lý suy hô hấp cấp: trẻ sinh ra từ các bà mẹ có tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc chứng suy hô hấp cấp. Đây là chứng bệnh gây nên tử vong hàng đầu của trẻ.

+ Tử vong ngay sau sinh.

+ Tăng hồng cầu và vàng da sơ sinh.

+ Nguy cơ mắc béo phì, tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2 khi trưởng thành.

Vậy tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Mặc dù các biến chứng mà tiểu đường khi mang thai gây ra là vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu đường huyết được kiểm soát tốt. Tình trạng sức khỏe của mẹ và bé ổn định. Cân nặng thai nhi trong giới hạn bình thường thì bạn hoàn toàn có thể sinh thường.

3 tháng cuối thai kỳ là thời gian quan trọng đối với bà bầu bị tiểu đường
3 tháng cuối thai kỳ là thời gian quan trọng đối với bà bầu bị tiểu đường

Bên cạnh đó, việc sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố sản khoa khác và chỉ có thể được nhận định ở tháng cuối của thai kỳ. Do vậy, bạn nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe cũng như báo cáo ngay với bác sĩ các biểu hiện bất thường để kịp thời xử trí.

Chú ý để sinh thường an toàn khi bị tiểu đường thai kỳ

Mọi cuộc vượt cạn đều không hề dễ dàng. Đặc biệt là đối với những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ. Để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ . Các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý một số điều dưới đây :

+ Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, suy nghĩ về những điều tích cực, hạn chế căng thẳng, stress.

+ Vận động nhẹ nhàng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường chất xơ từ rau xanh, hoa quả.

+ Theo dõi đường huyết thường xuyên, tránh việc tăng đường huyết quá mức.

+ Tập thở và tham gia các lớp học yoga trước sinh cũng là một lời khuyên hữu ích giúp cho quá trình vượt cạn của bạn diễn ra dễ dàng.

Những lưu ý với bà bầu bị tiểu đường muốn sinh thường
Những lưu ý với bà bầu bị tiểu đường muốn sinh thường

Sinh mổ hay sinh thường là việc không phải chúng ta tự quyết định. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điều chúng ta cần làm là tin tưởng tuyệt đối vào chỉ định của các bác sĩ sản khoa. Những thông tin trên đây mặc dù chưa thực sự đầy đủ nhưng hy vọng đã giúp bạn có được câu trả lời xác đáng cho câu hỏi : Tiểu đường thai kỳ có khả năng sinh thường được hay không ? Chúc bạn vượt cạn thành công !

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN