Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không?

January 7, 2022

Theo thống kê, có tới 20,3% phụ nữ mang thai ở nước ta gặp tình trạng tiểu đường thai kỳ. Bệnh lý này gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về đái tháo đường thai kỳ. 

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần thai 24 đến tuần 28 do cơ thể không thể tự tổng hợp được insulin hoặc do rối loạn nội tiết tố. Nếu bệnh lý này không được phát hiện kịp thời và điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. 

Cảnh báo những nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu

Mẹ bầu mắc tiểu đường có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sau đây:

Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn những mẹ bầu bình thường khác. Tăng huyết áp trong quá trình mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho mẹ và bé như: tiền sản giật – sản giật, thai nhi chậm phát triển, tăng tỷ lệ sinh non cũng như các bệnh suy gan, suy thận…

Theo thống kê, có đến 12% phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ bị tiền sản giật – sản giật. Tỷ lệ này cao hơn so với những thai phụ không bị bệnh lý này. Vì vậy, việc đo huyết áp, theo dõi cân nặng và làm xét nghiệm tìm protein niệu thường xuyên là việc làm rất cần thiết cho của các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ trong mỗi lần khám thai định kỳ.

"<yoastmark

Tiểu đường thai kỳ có thể gây đa ối

Đái tháo đường thai kỳ là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đa ối thai nếu bệnh lý này không được kiểm soát tốt. Tỉ lệ đa ối ở những thai phụ mắc bệnh lý này khoảng 10%. Đa ối có thể làm tăng nguy cơ vỡ màng ối sớm và sinh non. Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không

Sinh non do mẹ bầu mắc tiểu đường

Lượng đường trong máu của mẹ cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non. Các nguyên nhân có thể dẫn đến sinh non là do không kiểm soát đường huyết sớm, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, tăng huyết áp hay tiền sản giật.

Ngoài ra, khi em bé quá lớn thì thai phụ cũng sẽ được khuyến nghị sinh sớm để an toàn cho mẹ và con.

Nhiễm khuẩn niệu

Nếu kiểm soát glucose máu không tốt sẽ gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường niệu ở những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này có thể không có dấu hiệu lâm sàng, nhưng có thể làm cho glucose máu của người mẹ mất cân bằng và nên được điều trị. 

Nếu không được điều trị kịp thời thì nhiễm khuẩn niệu sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp. Đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều các tai biến bất lợi  khác như nhiễm trùng ối, nhiễm ceton và sinh non….

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu
Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu

Băng huyết sau sinh

Đường huyết không được kiểm soát tốt và đờ tử cung do nhiễm khuẩn niệu có thể gây ra băng huyết sau sinh, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.

Cảnh báo những nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Tiểu đường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ, không những thế, thai nhi cũng có thể gặp nguy hiểm.

Thai tăng trưởng quá mức

Đái tháo đường gây tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào con kích thích tụy của con bài tiết insulin, làm thai nhi phát triển quá mức. Vì vậy, khi mẹ tiểu đường thai kỳ, con có thể tăng cân hơn bình thường. Điều này có thể khiến việc sinh nở diễn ra khó khăn như phải sinh mổ, sinh sớm do con quá to, khó sinh do kẹt vai hay con gặp các chấn thương khi sinh…

Hạ glucose máu và các bệnh lý rối loạn chuyển hóa

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng khả năng hạ glucose huyết cho con. Có đến 15% đến 25% trẻ sơ sinh bị bệnh lý này nếu người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ.

 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do kém đáp ứng với glucagon của gan, dẫn đến giảm tái tạo đường từ gan.

Bệnh lý về đường hô hấp gây ra hội chứng nguy kịch hô hấp.

Hội chứng suy hô hấp được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh khi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Hiện nay, nhờ có những phương tiện để đánh giá độ trưởng thành của phổi thai nhi, tỷ lệ này giảm còn khoảng 10%.

Tử vong ngay sau sinh

Tăng nguy cơ dị tật tổn thương hệ thần kinh, tim mạch, hệ thận, tiết niệu, cơ xương có thể dẫn đến chu sinh và tử vong ngay sau sinh

Tăng hồng cầu

Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ có mẹ bị tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Vàng da sơ sinh

Có khoảng 25% trẻ bị vàng da sơ sinh khi mẹ có đái tháo đường thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tăng hủy hemoglobin, từ đó làm tăng nồng độ bilirubin gây ra vàng da.

Ngoài ra, trẻ được sinh ra từ mẹ có tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường tuýp 2 cũng như rối loạn vận động.

Như vậy, tiểu đường thai kỳ là tình trạng khá nguy hiểm. Các mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe của mình để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?

Tiểu đường thai kỳ sẽ gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo lắng quá vì tình trạng này thường sẽ biến mất sau 6 tuần sau sinh.

Tuy nhiên, có các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao và dễ tiến triển thành tiểu đường typ 2. 

Ngoài ra, trong những lần mang thai tiếp theo, phụ nữ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Đây cũng là đối tượng dễ bị béo phì hay tăng cân quá mức sau sinh nếu không có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ nên làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

Thay đổi chế độ ăn

Chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:   

-Ăn bữa sáng đầy đủ: Giúp ổn định glucose huyết và giảm cảm giác thèm ăn.

-Không sử dụng những thực phẩm nhiều đường và tinh bột như thực phẩm chứa tinh bột, đường, mật ong… để giữ lượng đường trong máu ổn định. Nhóm thực phẩm này gây tăng lượng đường huyết trong cơ thể

-Nước ép trái cây có lượng đường tự nhiên cao có thể gây tăng lượng đường huyết nên bạn cần hạn chế. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng trái cây tươi để bổ sung thêm chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu.

-Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ

-Ăn các nhóm thực phẩm có chứa crom, đây là khoáng chất có tác dụng cân bằng dung nạp glucose vào máu trong bệnh tiểu đường thai kỳ. Các thực phẩm chứa nhiều crom có thể kể đến như: thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi….

-Ăn thức ăn chứa ít chất béo xấu, nên bổ sung chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu hướng dương…

Kiểm soát cân nặng khi bị tiểu đường thai kỳ

Cân nặng tăng nhanh quá mức có thể làm lượng glucose huyết tăng cao. Tăng quá 1kg trở lên trong 1 tuần sẽ tạo ra thêm chất béo xấu cho cơ thể từ đó gây nên hiệu ứng kháng insulin. 

Kiểm soát cân nặng giúp giảm tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát cân nặng giúp giảm tiểu đường thai kỳ

Hi vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích giúp bạn biết được tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Và cách theo dõi kiểm soát khi bị tiểu đường thai kỳ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm nội dung: Bà bầu bị ốm phải làm sao

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN