Tiền sản giật khi mang thai: Dấu hiệu và cách điều trị

March 12, 2022

Tiền sản giật khi mang thai có thể phòng ngừa từ sớm, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nếu chúng ta kịp thời phát hiện và xử trí đúng cách. Bài viết dưới giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về bệnh lý này (dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa biến chứng), mời mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Tiền sản giật khi mang thai là gì?

Tiền sản giật khi mang thai là rối loạn chức năng nhiều cơ quan liên quan đến thai nghén. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp và protein niệu. Bệnh này có các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của tiền sản giật.

Hậu quả tiền sản giật có thể là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho mẹ và thai nhi trên toàn thế giới. 

Hậu quả tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi
Hậu quả tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi

Dấu hiệu tiền sản giật thai kỳ

Để phát hiện sớm tiền sản giật thai kỳ, mẹ bầu nên ghi nhớ một số biểu hiện như sau:

Tăng huyết áp

Triệu chứng tăng huyết áp trong tiền sản giật được xác định khi tuổi thai sau tuần thứ 20. Trường hợp sản phụ chưa biết giá trị huyết áp trước đó, cần chẩn đoán khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg, đo 2 lần cách nhau 4 giờ lúc đã nghỉ ngơi và không quá 1 tuần.

Protein niệu

Chẩn đoán xác định có protein trong nước tiểu không khi lượng protein bài xuất trong nước tiểu ≥ 300 mg/24 giờ, hoặc tỷ lệ protein/cretinine niệu ≥ 0.3 mg/dl. 

Suy giảm chức năng gan

Nhiều trường hợp bà bầu bị tiền sản giật thường bị giảm chức năng gan không rõ nguyên nhân, men gan (AST và ALT) tăng gấp đôi so với ngưỡng bình thường.

Tiền sản giật ở bà bầu có thể gây suy giảm chức năng gan không rõ nguyên nhân
Tiền sản giật ở bà bầu có thể gây suy giảm chức năng gan không rõ nguyên nhân

Một số triệu chứng lâm sàng khác

Để nhận biết phụ nữ mang thai bị tiền sản giật, có thể dựa trên một số triệu chứng lâm sàng khác như:

– Rối loạn thị giác, mắt mờ.

– Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung.

– Đau đầu không đáp ứng với các thuốc giảm đau.

– Đau thượng vị, hạ sườn phải, buồn nôn, ói.

– Co giật, khó thở (do phù phổi).

Điều trị tiền sản giật khi mang thai

Mục tiêu điều trị tiền sản giật khi mang thai là theo dõi sức khoẻ mẹ và thai nhi, điều trị tăng huyết áp, phòng ngừa sản giật, quyết định thời gian sinh và phương pháp sinh con cho sản phụ.

Theo dõi mẹ và thai nhi

Theo dõi mẹ và thai nhi nhằm mục đích phát hiện sớm tiến triển của bệnh, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Tất cả phụ nữ bị tiền sản giật khi mang thai cần được đánh giá mức độ triệu chứng và được chăm sóc cẩn thận.

Sản phụ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ 8-12 giờ/đêm, nằm nghiêng bên trái để tăng cường tưới máu tử cung, giảm tình trạng thiếu oxy. Tuy nhiên, không nằm nghỉ ngơi tại giường hoàn toàn trừ khi bệnh nặng.

Ngoài ra, cần theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách siêu âm, phát hiện dị tật thai nhi, theo dõi tim thai hàng ngày.

Theo dõi sức khỏe mẹ và bé để phát hiện ra tiền sản giật sớm
Theo dõi sức khỏe mẹ và bé để phát hiện ra tiền sản giật sớm

Điều trị tăng huyết áp và co giật khi mang thai

Thông thường, để khắc phục tình trạng tăng huyết áp và co giật ở bà bầu, bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc đảm bảo an toàn cho mẹ và bé như:

– Thuốc hạ huyết áp

Được chỉ định trong trường hợp huyết áp tâm trương ≥ 150-160 mmHg/100 mmHg. Các thuốc có thể dùng cho thai phụ bao gồm: Trandate, Adalat Retard hoặc Aldomet. Tuy nhiên, cần theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé thường xuyên để phát hiện kịp thời tác dụng phụ không mong muốn của các loại thuốc này.

– Thuốc dự phòng co giật

Việc sử dụng Magie sulfat để dự phòng co giật ở phụ nữ tiền sản giật được áp dụng tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.

Magie sulfat có thể sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch liên tục.

Sản phụ bị tiền sản giật nặng mổ lấy thai, cần sử dụng Magie sulfat ít nhất 2 giờ trước khi mổ, duy trì tới 12 giờ sau mổ.

Liều lượng và đường dùng của loại thuốc này cần theo sự chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa biến chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Cho tới nay, vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa biến chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể giảm mức độ nguy hiểm của bệnh lý này thông qua các phương pháp như sau:

Khám thai định kỳ

Cách tốt nhất ngăn ngừa biến chứng tiền sản giật đó là người mẹ cần đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khoẻ của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số cơ thể như: huyết áp, nồng độ protein trong nước tiểu, sự phát triển của thai nhi (cân nặng và chiều dài).

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiền sản giật

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa axit amin L- arginine và các chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Chẳng hạn như: thịt gà, đậu nành, lạc, sữa…

Ngoài ra, cần hạn chế ăn mặn trước khi mang thai và trong thai kỳ, uống đủ nước 1.5-2 lít/ngày để kiểm soát huyết áp bình thường.

Đậu nành giúp phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai
Đậu nành giúp phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai

Sử dụng thuốc phòng ngừa tiền sản

Theo Hiệp hội Phụ sản Hoa Kỳ, có thể dùng Aspirin với liều 81mg/ngày để phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật khi mang thai. Nên bắt đầu sử dụng aspirin trong tam cá nguyệt đầu tiền (12 tuần đầu của thai kỳ) cho tới khi sinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này cần hết sức thận trọng vì có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ của mẹ và bé. Và chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm chủ đề: Tiền sản giật sau sinh

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tiền sản giật khi mang thai, hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức quan trọng về bệnh lý này cho mẹ bầu. Chúc mẹ bầu sẽ luôn khoẻ mạnh và nhiều niềm vui trong suốt thai kỳ.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN