Hiểu đúng về chứng tiền sản giật ở bà bầu

October 29, 2021

Tiền sản giật ở phụ nữ thường xuất hiện ở sau tuần 20, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, mẹ cần phải hiểu rõ về chứng tiền sản giật ở bà bầu để có cách phòng bệnh và xử trí kịp thời. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu đúng về bệnh này nhé.

Tiền sản giật khi mang thai xuất hiện khi nào?

Tiền sản giật là một biến chứng xảy ra trong thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và dễ gây tổn thương cho các cơ quan khác (thường là gan và thận). Hiện tượng này có thể xảy ra sau tuần thứ 20 nhưng rất ít khi xảy ra, đa phần các triệu chứng này được thể hiện rõ nhất ở tuần 34 trở đi.

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật ở bà bầu

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tiền sản giật có thể xảy ra do giảm lưu lượng máu đến nhau thai – cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt giai đoạn thai kỳ. Ở giai đoạn đầu, các mạch máu phát triển để đưa đầy đủ máu đến nhau thai nuôi dưỡng cơ thể thai nhi.

Tiền sản giật khi mang thai xuất hiện lúc nào
Tiền sản giật khi mang thai xuất hiện lúc nào

Nếu phụ nữ mắc chứng tiền sản giật, các mạch máu không phát triển đầy đủ hoặc không vận hành đúng chức năng. Các mạch máu này hẹp hơn so với các mạch máu bình thường, khiến lượng máu cung cấp cho thai nhi không đủ. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do không đủ lượng máu vào tử cung, tổn thương mạch máu, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, bất thường một số gen.

Tiền sản giật thường xuất hiện trong các trường hợp

Tiền sản giật dễ xuất hiện với những mẹ bầu nằm trong diện đối tương như:

+ Những người trong gia đình bạn như mẹ, chị, em gái nếu bị mắc tiền sản giật khi mang thai thì nguy cơ mắc biến chứng này rất cao.

+ Nếu ở cuối thai kỳ trước, bạn bị tiền sản giật thì tỷ lệ mắc bệnh này ở lần mang thai thứ 2 là 13%.

+ Tăng huyết áp mãn tính.

+ Mang song thai hoặc đa thai.

+ Khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn hoặc quá dài (dưới 2 năm hoặc trên 10 năm).

+ Phụ nữ mang thai ở độ tuổi nhỏ hơn 20 tuổi, trên 35 tuổi.

+ Thừa cân, béo phì trong giai đoạn mang thai.

Những nguy cơ tiền sản giật thai kỳ gây ra

Nếu trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu gặp phải tình trạng tiền sản giật có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng sau:

 Tăng trưởng của thai nhi chậm

tiền sản giật làm lượng máu cung cấp cho thai nhi không đầy đủ. Đây là nguyên nhân khiến bé chậm tăng trưởng, nhẹ cân, thiếu máu.

Nhau thai bị bong non

Những nguy cơ tiền sản giật thai kỳ gây ra
Những nguy cơ tiền sản giật thai kỳ gây ra

Tiền sản giật làm nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh. Tình trạng này có thể gây chảy máu nặng gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Sinh non

Trong một số trường hợp, thai phụ mắc biến chứng tiền sản giật ở mức độ nặng. Bác sĩ buộc phải chỉ định sinh sớm để tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Sinh non khiến bé mắc các vấn đề như suy giảm miễn dịch, suy hô hấp.

Sản giật

Tiền sản giật trong thai kỳ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra sản giật, với các triệu chứng của tiền sản giật và co giật. Đây là một trong những biến chứng làm tăng tỷ lệ tử vong cho mẹ và bé.

Hội chứng HELLP

Đây là tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy, men gan cao, số lượng tiểu cầu thấp. Biến chứng này xuất hiện ở 4-12% bà bầu bị tiền sản giật thai kỳ. Điều này nguy hiểm đến cả tính mạng của bé và mẹ. Tổn thương một số cơ quan khác: gan, thận, phổi, tim, mắt…

Xem thêm: Tiền sản giật sau sinh

Làm thế nào để phát hiện tiền sản giật ở phụ nữ mang thai?

Để nhanh chóng phát hiện tiền sản giật ở phụ nữ mang thai mẹ cần đi khám thai định kỳ. Mẹ nên chú ý về mức huyết áp của mình trong suốt thai kỳ. Nếu có xuất hiện một số dấu hiệu của tiền sản giật như huyết áp cao, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nước tiểu có protein thì rất cần phải lưu ý.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật chủ yếu dựa vào huyết áp cao và nồng độ protein niệu. Hiện nay, việc xét nghiệm máu có thể phát hiện các triệu chứng sớm của tiền sản giật. Phát hiện sớm dấu hiệu của tiền sản giật có thể giúp bác sĩ lên kế hoạch can thiệp kịp thời.

Điều trị tiền sản giật ở thai phụ

Đối với trường hợp tiền sản giật nhẹ: nghỉ ngơi, theo dõi ngoại trú bằng đo huyết áp 2 lần/tuần. Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ.

Điều trị tiền sản giật ở thai phụ
Điều trị tiền sản giật ở thai phụ

Đối với tiền sản giật nặng: nhập viện, điều trị tích cực. Sử dụng thuốc hạ huyết áp khi có huyết áp cao. Thuốc lợi niệu khi có phù phổi cấp và thiểu niệu, sử dụng magnesium sulfate. Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng với điều trị cần buộc phải chấm dứt thai kỳ ở bất kỳ tuần thai nào.

Kiểm soát hiện tượng tiền sản giật ở bà bầu

Để kiểm soát hiện tượng tiền sản giật bạn nên xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt phù hợp:

+ Duy trì chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bổ sung đầy đủ canxi trong thai kỳ. Bạn có thể bổ sung canxi từ chế độ ăn hàng ngày hoặc sử dụng một số thuốc bổ sung canxi như avisure hical.

+ Nghỉ ngơi tại nhà, nên nằm với tư thế nghiêng về bên trái.

+ Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải dấu hiệu sưng tay, chân, mặt, thị lực thay đổi…

+ Kiểm tra nước tiểu thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu đúng về biến chứng tiền sản giật khi mang thai. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN