Giải đáp thắc mắc: Tiền sản giật có bị lại không?

June 20, 2021

Tiền sản giật là hội chứng xảy ra khi mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 20. Nó liên quan chủ yếu đến triệu chứng cao huyết áp và gây tổn thương cho một số cơ quan của cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Tiền sản giật là một trong 5 hội chứng sản khoa có tỉ lệ gây tử vong cao nhất cho cả sản phụ và thai nhi. Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết tiền sản giật có bị lại không? Phòng ngừa như thế nào?… Để giải đáp những thắc mắc này các mẹ hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Nguy cơ dẫn tới tiền sản giật thai kỳ

Các yếu tố nguy cơ gồm:

+ Đa thai, đa ối

+ Mang thai khi chưa đủ 18 tuổi hoặc trên 35 tuổi.

+ Hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác.

+ Mang thai vào mùa lạnh, độ ẩm cao.

+ Thai nghén ở những sản phụ tăng huyết áp mãn tình, mắc đái tháo đường và béo phì.

+ Đặc biệt, những mẹ bầu đã từng mắc sẽ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn bình thường trong lần mang thai tiếp theo.

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới tiền sản giật

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới tiền sản giật

Tiền sản giật có bị lại không?

Tái phát tiền sản giật ở lần mang thai sau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:  

+ Tình trạng sức khỏe

+ Thời gian tiền sản giật phát triển và mức độ nghiêm trọng trong lần mang thai trước.

Nếu mẹ bầu bị bệnh ở cuối thai kỳ thì tỷ lệ bệnh tái phát chỉ khoảng 13%, nếu ở trước tuần 29 thì sẽ có tỷ lệ tái phát tới 40%. Ngoài ra, nếu mẹ bầu mang thai lần thứ 3 mà 2 lần trước đó đều mắc bệnh thì nguy cơ tái phát tiếp theo sẽ lên tới 80%. Do đó, nhưng mẹ bầu đã từng bị thì cần theo dõi và chăm sóc cẩn thận.

Qua đó có thể nói rằng, sản phụ có tiền sử bệnh lý sản giật sớm sẽ dễ tái phát trong lần mang thai tiếp theo. Do đó, họ cần đặc biệt cẩn trọng ở lần mang thai sau. Trường hợp này mẹ bầu cần phải tuân thủ lịch khám thai định kỳ, thường xuyên trao đổi tình trạng sức khỏe của bản thân với bác sĩ. Khi cơ thể có những điều bất thường cần được can thiệp và điều trị kịp thời. Nhằm tránh việc tiền sản giật tái phát làm tăng nguy cơ sản giật xảy ra.

Làm thế nào để giảm nguy cơ tiền sản giật lần tiếp theo?

Đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra tiền sản giật vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu. Tuy nhiên, báo cáo của một số chuyên gia cho rằng việc sử dụng aspirin liều thấp và bổ sung canxi trong thai kỳ có khả năng hạn chế nguy cơ tiền sản giật.

Những việc mẹ bầu cần làm để giảm nguy cơ tái phát

– Tập thể dục thường xuyên với mức độ vừa phải sẽ giúp các mẹ đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra còn giúp duy trì cân nặng thích hợp, củng cố hệ miễn dịch, thúc đẩy cơ thể chống lại stress, mang đến một thai kỳ khỏe mạnh,…

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ đảm bảo sức khỏe

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ đảm bảo sức khỏe

– Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ dinh dưỡng. Hạn chế ăn mặn, ăn thức ăn thanh đạm, ăn nhiều rau xanh và những thực phẩm giàu kali. Đối với những mẹ bầu thừa cân, mẹ nên hạn chế ăn đồ chiên rán xào, các loại mắm. Ưu tiên sử dụng thức ăn hấp luộc, ăn nhiều rau củ, trái cây (như bơ, chuối,..).

– Duy trì cân nặng theo yêu cầu của bác sĩ.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt điều độ, không làm việc quá sức

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác.

– Khám thai định kỳ để theo dõi thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe bản thân một cách toàn diện. 

– Biết những dấu hiệu nguy hiểm. Chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể để có thể phát hiện sớm, ngăn  bệnh tiến triển.

Chăm sóc mẹ bầu đã từng bị sản giật sớm ở lần mang thai trước

Để giảm nguy cơ tái phát bệnh cũng như phòng tránh bệnh tăng cao. Điều quan trọng mẹ bầu cần nắm được bao gồm: 

– Trước khi mang thai các chị em cần thăm khám bác sĩ sản khoa. Cung cấp những thông tin như tình trạng sức khỏe bản thân, triệu chứng bất thường và mức độ tiền sản giật trong lần thai kỳ trước, để bác sĩ có thể đưa ra đánh giá và lời khuyên về nguy cơ tiền sản giật trong lần mang thai tiếp theo.

Trước khi mang thai bạn cần đến thăm khám bác sĩ sản khoa

Trước khi mang thai bạn cần đến thăm khám bác sĩ sản khoa

– Các bệnh lý như viêm thận, suy thận, tiểu đường, thừa cân, huyết áp cao,… đều là những yếu tố nguy cơ gây mắc tiền sản giật. Do đó, bạn nên điều trị dứt điểm các bệnh kể trên trước khi mong muốn mang thai tiếp.

– Cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, duy trì tình trạng sức khỏe tốt. Nếu cần, các chị em nên bổ sung các chất thiết yếu cho thai kỳ như sắt, canxi, acid folic,… theo chỉ định của bác sĩ.

Tiền sản giật có bị lại không? Mẹ bầu làm gì phòng tránh bệnh tái phát?

– Mẹ bầu cần được thăm khám thai định kỳ, đầy đủ với bác sĩ có chuyên môn về sản khoa. Việc này sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao và đưa ra chế độ chăm sóc tốt nhất. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra cảnh báo và điều trị kịp thời.

– Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học theo thể trạng sức khỏe của mẹ bầu. Tốt nhất, mẹ bầu nên hạn chế đồ mặn, thức ăn nhiều bột và đường; không ăn đồ dầu mỡ, chiên rán; tuyệt đối không được hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích khác; ưu tiên ăn những món hấp luộc và ăn nhiều hoa quả.

– Trong thai kỳ, mẹ bầu nên sinh hoạt điều độ, tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý. 

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên sinh hoạt điều độ

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên sinh hoạt điều độ

– Tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ thoải mái.

– Bên cạnh đó, mẹ bầu và người thân bên cạnh cũng cần quan sát những biểu hiện bất thường trong thai kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng.

Xem thêm chủ đề: Sản giật và tiền sản giật giống và khác nhau như thế nào?

Tiền sản giật là biến chứng sản khoa nguy hiểm. Đồng thời, đây cũng là bệnh có nguy cơ mắc lại khá cao ở lần mang thai tiếp theo. Vì vậy, các chị em cần phải biết cách phòng ngừa. Xây dựng lối sống lành mạnh, khám thai theo định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo an toàn cho con cũng như chính bản thân.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN