Bà bầu bị ốm nghén bao lâu thì hết? Cách khắc phục

April 18, 2022

Ốm nghén là vấn đề thường gặp ở phụ nữ có thai. Với các biểu hiện như nôn ói, chán ăn, đầy bụng… ốm nghén gây không ít những khó chịu cho các mẹ bầu trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí một số trường hợp còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.  Vậy bà bầu ốm nghén bao lâu thì hết? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về thời gian ốm nghén thông qua nội dung dưới đây:

Tính trạng ốm nghén và nguyên nhân gây ra

Ốm nghén là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Thống kê cho thấy có khoảng 50-90% phụ nữ mang thai gặp phải những triệu chứng của ốm nghén gây ra trong thai kỳ. Mặc dù gây nhiều khó chịu trong cuộc sống song những tình trạng ốm nghén hầu hết là bình thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ khoảng 1% trong số đó là ốm nghén nặng và cần can thiệp y tế.

Ốm nghén thường được nhắc đến nhiều nhất là triệu chứng buồn nôn và nôn ói, những triệu chứng này thường gặp nhiều nhất vào lúc sáng sớm. Tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện bất chợt khi mẹ bầu ngửi thấy mùi thức ăn, ăn đồ ăn, chịu kích thích của tiếng động, ánh sáng hay ở nơi đông người. Ngoài 2 triệu chứng thường gặp nhất kể trên, mẹ bầu còn có thể gặp những biểu hiện như đầy bụng, chán ăn, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng và mất tập trung.

Ốm nghén ở bà bầu

Ốm nghén ở bà bầu

Nguyên nhân gây ốm nghén hiện nay còn chưa được làm sáng tỏ. Các giả thiết cho rằng tình trạng này có liên quan đến sự thay đổi nội tiết trong khi mang thai, cụ thể là sự gia tăng nồng độ progesterone trong cơ thể làm giãn các cơ trơn của hệ tiêu hóa khiến cho quá trình tiêu hóa ăn chậm lại, dạ dày bị đẩy lên cao tạo cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó, hệ thần kinh khi mang thai cũng rất nhạy cảm do đó phản ứng mạnh với những thay đổi trong cơ thể.

Khi nào bà bầu bắt đầu ốm nghén?

Thời điểm xảy ra ốm nghén ở mỗi thai phụ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai bắt đầu cảm nhận được những triệu chứng ốm nghén vào khoảng giữa của 3 tháng đầu thai kỳ. Thường thì vào khoảng tuần thứ 6 đến thứ 8 và đạt đỉnh điểm ở tuần lễ thứ 9. Điều đó có nghĩa là hầu hết mẹ bầu sẽ không cảm giác gì trước tuần lễ thứ 6. Cơn khó chịu buồn nôn sau buổi sáng thức dậy kèm biểu hiện trễ kinh có thể là dấu hiệu báo rằng bạn đã mang thai.

Triệu chứng ốm nghén có thể gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Do đó, nó không phải là tiêu chí để đánh giá về sức khỏe của người mẹ hay sự phát triển của em bé. Các triệu chứng ốm nghén mặc dù có khó chịu, song hầu như không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ốm nghén nặng kèm theo các biểu hiện như mất nước, rối loạn điện giải nặng, sụt cân nghiêm trọng, đau bụng, sốt thì đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng cần sự can thiệp y tế sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Triệu chứng ốm nghén

Triệu chứng ốm nghén

Bà bầu ốm nghén bao lâu thì hết?

Những triệu chứng ốm nghén gây không ít những khó chịu trong cuộc sống của mẹ bầu. Thậm chí nó gây nên sự mệt mỏi cả về tinh thần và thể xác. Khi đó, tất cả mẹ bầu đều mong ước những cơn ốm nghén sẽ nhanh chóng qua đi.

Cũng giống như khi xuất hiện, thời gian hết ốm nghén ở mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Nhưng thông thường, những cơn ốm nghén chỉ dữ dội trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sang đến 3 tháng giữa, các triệu chứng này sẽ giảm bớt và đa số sẽ kết thúc từ tuần thai thứ 16 trở đi. Tuy nhiên, cũng có một số lượng không nhỏ những phụ nữ mang thai (khoảng 10%) sẽ phải chịu đứng những cơn khó chịu này trong suốt thai kỳ.

Nếu sau 16 tuần mà các triệu chứng ốm nghén vẫn tiếp tục xảy ra thì điều này có thể gây ảnh hưởng xấu không chỉ với sức khỏe của người mẹ mà còn đối với sự phát triển của em bé trong bụng. Việc liên tục nôn ói sẽ khiến thai nhi nhận không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Từ đó gây nên nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, thai chậm phát triển, ảnh hưởng đến thể chất và tâm thần của trẻ sau này. Do đó, dù biểu hiện ốm nghén nặng hay nhẹ ở thời gian này, mẹ bầu cũng nên thông báo với các bác sĩ sản khoa để nhận được những lời khuyên phù hợp

Bà bầu ốm nghén bao lâu thì hết
Bà bầu ốm nghén bao lâu thì hết

Mẹo khắc phục tình trạng khó chịu khi ốm nghén?

Một số lời khuyên giúp giảm bớt ốm nghén mà mẹ bầu có thể tham khảo:

– Chia nhỏ bữa ăn, duy trì 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ.

– Đảm bảo dinh dưỡng cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Không uống nước trước khi ăn.

– Không nên ăn quá no ở mỗi bữa, cũng không nên để bụng đói.

– Gừng tươi, trà gừng hoặc các loại kẹo vị gừng có thể khắc phục ốm nghén đáng kể.

– Chanh và vỏ chanh giúp ngăn chặn buồn nôn hiệu quả.

– Hạn chế những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu.

– Nghỉ ngơi hợp lý.

– Giữ tâm lý vui vẻ, tránh xa căng thẳng, stress.

Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm nghén
Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm nghén

Mỗi cơ thể mẹ bầu là khác nhau, không có một tiêu chuẩn chính xác nào cho tất cả. Bởi vậy, thay vì luôn suy nghĩ về vấn đề ốm nghén bao lâu thì hết, mẹ bầu hãy cố gắng ăn uống đủ chất và giữ một tâm trạng thật thoải mái để trải nghiệm những ngày tháng tuyệt vời của thai kỳ mẹ nhé!

Xem thêm: Ốm nghén nên ăn gì

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN