Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không?

June 2, 2021

Huyết áp thấp khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu không hề nhận ra việc mang thai có thể ảnh hưởng tới huyết áp. Vấn đề này không quá nguy hiểm, nhưng cũng mang lại không ít những khó chịu với mẹ bầu.

Huyết áp thấp là gì ?

Là áp lực máu tác động lên thành mạch để đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp tạo nên từ lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Nó có thể thay đổi vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Huyết áp tùy thuộc vào cảm xúc, lối sống, năng lượng của từng người. Và huyết áp ở mỗi người là không giống nhau.

Ở người bình thường, huyết áp là 120/80 mmHg. Khi dưới mức này được coi là huyết áp thấp.

Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là gì?

 

Nguyên nhân khiến huyết áp thấp khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tụt huyết áp khi mang thai. Mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác khiến bản thân bị huyết áp thấp để có phương hướng điều trị kịp thời.

Do cơ thể mẹ bầu thay đổi

Khi mang thai, mẹ bầu cần được cung cấp lượng máu nhiều hơn bình thường ít nhất 1,5 lần. Vì vậy, dẫn tới sự thay đổi nội tiết tố progesterone khiến cho mạch máu giãn ra và gây nên tình trạng huyết áp thấp.

Ngoài ra những thay đổi trong cơ thể khi mang thai cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới huyết áp. Đặc biệt là hệ thống tuần hoàn, mở rộng nhanh chóng cũng gây nên tình trạng này.

Do stress, căng thẳng

Stress do công việc, hay bất kỳ yếu tố nào cũng đều khiến mẹ bầu dễ bị huyết áp thấp. Hoặc căng thẳng hay phấn khích quá, cảm xúc thay đổi đột ngột, huyết áp cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng thai kỳ

Mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai, cơ thể ốm yếu, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính cũng như các bệnh do thời tiết. Khi đó, mẹ bầu khó tránh khỏi tình trạng thiếu máu. Khi thiếu máu, lượng hemoglobin thấp khiến cho quá trình vận chuyển oxy tới cơ quan trong cơ thể bị suy giảm, đặc biệt là não và tim. Lúc này mẹ bầu dễ bị hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp.

Các yếu tố khác

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng huyết áp thấp khi mang thai như: 

+ Mẹ bị suy tuyến giáp

+ Mẹ mang thai đôi hoặc thai ba

+ Huyết áp thấp do di truyền

Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân

Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân

Nhận biết huyết áp thấp khi mang bầu

Mặc dù huyết áp thấp không gây nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu, khiến mẹ vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Những triệu chứng mẹ bầu thường gặp phải khi bị huyết áp thấp như:

+ Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt khi mang thai

+ Mệt mỏi, dễ bị ngất xỉu, nhất là khi đứng dậy quá nhanh.

+ Khó thở, thở gấp

+ Dễ bị khát, kể cả khi vừa uống nước xong

+ Giảm thị lực

+ Da xanh xao, nhợt nhạt

+ Lúc nào cũng có cảm giác phiền muộn, lo lắng

Huyết áp thấp khi mang thai có ảnh hưởng gì ? 

Huyết áp thấp khi mang thai không quá nguy hiểm. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời dễ gây ra nhiều nguy hiểm.

Khi bị huyết áp thấp, mẹ bầu hay bị ngất do thiếu máu lên não, dễ bị ngã, ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi. 

Đồng thời, huyết áp thấp do không được cung cấp đủ lượng máu đi nuôi cơ thể và thai nhi, dễ gây ra các biến chứng ngoài ý muốn như: thai chết lưu, sinh non, trẻ bị thiếu cân, thiếu chất,…

Vì vậy, khi có dấu hiệu tụt huyết áp bất thường, mẹ bầu không nên chủ quan, cần phải đi khám để được điều trị kịp thời.

 Khi có dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đi khám bác sĩ
Khi có dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đi khám bác sĩ

Phòng ngừa huyết áp thấp khi mang thai

Mẹ bầu nên có những biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp khi mang thai nhé

Bổ sung đủ nước mỗi ngày để phòng huyết áp thấp 

Nước có vai trò quan trọng trong cơ thể, với bà bầu, lại càng cần thiết hơn. Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu hay bị ốm nghén khiến cơ thể thiếu nước dẫn tới tụt huyết áp. 

Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, có thể từ nước lọc, nước hoa quả, sinh tố,…

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống đa dạng và khoa học. Nên bổ sung đầy đủ những loại rau củ giàu chất xơ, thực phẩm giàu sắt, vitamin và khoáng chất. Không nên sử dụng đồ uống có gas, cồn, cafein và chất kích thích.

Bữa ăn hằng ngày mẹ nên chia nhỏ ra . Thay vì ba bữa chính hằng ngày, mẹ có thể tăng lên 6-7 bữa nhỏ. Việc này, không chỉ hạn chế được tình trạng huyết áp thấp mà còn giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.

Thói quen tốt giúp phòng ngừa huyết áp thấp khi mang thai

Mẹ bầu không nên nằm ngửa, nằm nghiêng là tư thế tốt nhất, đặc biệt là nghiêng sang bên trái. Điều này giúp cho máu lưu thông và phân bố đều đến tất cả các cơ quan. Đồng thời, mẹ cũng không nên thay đổi tư thế đột ngột, hạn chế đứng trong thời gian dài. Tránh làm việc quá sức và những công việc vất vả.

Điều hòa tâm trạng, cảm xúc

Mẹ bầu không nên lo lắng, căng thẳng, stress nhiều. Bởi vấn đề này vừa ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và con, vừa khiến huyết áp dễ bị tụt.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng
Mẹ bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng

Bổ sung dinh dưỡng qua viên bổ phòng tránh huyết áp thấp khi mang thai

Việc bổ sung qua thực phẩm chỉ cung cấp một phần và không đáng kể. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ sắt, vitamin và acid folic ngay từ đầu thai kỳ. Bởi những chất này có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Giúp hạn chế tối đa tình trạng huyết áp thấp do thiếu máu. 

Huyết áp khi mang thai không quá nguy hiểm. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Giữ một chế độ sinh hoạt, ăn uống, bổ sung dinh dưỡng lành mạnh để phòng ngừa huyết áp thấp là việc nên làm trong suốt thai kỳ mẹ bầu nhé.

Tổng đài tư vấn: 1800.0065

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN