Hậu sản giật: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

March 9, 2022

Hậu sản giật xuất hiện sau khi sinh có triệu chứng tương tự như tiền sản giật khi mang thai. Tình trạng này có thể đe dọa tới tính mạng và cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ, nhân viên y tế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và cách khắc phục.

Hậu sản giật là gì?

Hậu sản giật là chứng rối loạn tăng huyết áp ở phụ nữ sau khi sinh con, có thể diễn ra chỉ sau vài ngày đến vài tuần sau khi em bé chào đời. Ngoài huyết áp cao, người phụ nữ bị hậu sản giật còn xuất hiện tình trạng tăng protein quá mức trong nước tiểu. Đây cũng là tình trạng hiếm gặp, cần được cấp cứu và chữa trị kịp thời.

"<yoastmark

Hậu sản giật có nguy hiểm không?

Đây là bệnh lý phức tạp, nguy hiểm và có thể đe doạ tới tính mạng của người phụ nữ. Cụ thể những biến chứng nguy hiểm của hậu sản giật sau sinh là:

– Dịch lỏng tích tụ xung quanh phổi gây phù phổi và khó thở

– Đột quỵ do lưu lượng tuần hoàn máu đến não bộ bị gián đoạn, gây cản trở nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não.

– Người mẹ có thể bị động kinh, xuất hiện các cơn co giật không kiểm soát, mất ý thức hoặc lú lẫn.

– Hình thành cục máu đông, chặn dòng máu đi nuôi dưỡng nhiều bộ phận trong cơ thể. Điều này có thể gây tổn hại đến chức năng và hoạt động của nhiều cơ quan, gây hoại tử ở một số bộ phận nhất định.

– Người phụ nữ có thể gặp phải hội chứng HELLP, viết tắt của chứng tán huyết (tế bào hồng cầu bị phá vỡ), tăng men gan cao và giảm số lượng tiểu cầu.

– Khi huyết áp tăng cao và kéo dài, mẹ sau sinh có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm: suy tim, rối loạn nhịp tim, dày thất trái, suy gan, suy thận và nhiều biến chứng về tim mạch sau này.

– Suy thận cấp, suy gan cũng là hậu quả của bệnh lý này gây ra, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở mẹ sau sinh bị hậu sản giật.

Tất cả những biến chứng trên có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Mặc dù các biến chứng của tiền sản giật sau sinh rất nghiêm trọng nhưng chúng có thể được ngăn ngừa bằng cách điều trị và hiếm khi xảy ra.

Ngoài ra, mẹ sau sinh bị hậu sản giật sẽ ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, gây suy giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ. Khi đó, em bé cần được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua sữa công thức để đảm bảo sự phát triển.

Hậu sản giật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Hậu sản giật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Chẩn đoán hậu sản giật

Để xác định chính xác sản phụ có bị sản giật hay không, bác sĩ sẽ tiến hành tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc các chỉ số sinh hoá khác. Tiêu chuẩn để chẩn đoán hậu sản giật sau sinh bao gồm:

– Tăng huyết áp (huyết áp cao trên 140/90 mmHg trong nhiều).

– Nồng độ protein tăng cao trong nước tiểu.

– Men gan tăng gấp 2-3 lần so với bình thường.

– Dựa trên một số triệu chứng lâm sàng khác: nhức đầu dữ dội, khó thở, rối loạn thị giác, mắt nhìn mờ…

Điều trị

Hậu sản giật sau sinh có thể được điều trị bằng theo, kết hợp với việc theo dõi sức khoẻ. Dưới đây là các phương pháp điều trị tiền sản giật sau sinh.

Điều trị nội khoa

Phụ nữ bị hậu sản giật cần tập trung vào điều trị tăng huyết áp và biến chứng kèm theo (nếu có). Cần đưa huyết áp về bình thường (< 140/90 mmHg). Đối với sản phụ đã từng bị tiền sản giật khi mang thai chưa được điều trị, hoặc có điều trị không hiệu quả thì trước mắt cần đưa huyết áp về trị số có thể chấp nhận được.

Không nên đưa huyết áp về trị số bình thường ngay lập tức vì có thể ảnh hưởng tới tưới máu não, nhưng lâu dài cần đưa về bình thường để tránh biến chứng của hậu sản giật.

Không nên quá lạm dụng thuốc lợi tiểu, tuy nhiên vẫn cần sử dụng thuốc lợi tiểu cho sản phụ bị suy tim, phù phổi, suy thận và có lượng nước tiểu dưới 400ml/24 giờ. 

Ngoài ra, có thể sử dụng Magie sulfat để tăng tưới máu tử cung, chống phù não và phối hợp với thuốc an thần để chống co giật.

Một số trường hợp sản phụ bị bệnh lý này được khuyên dùng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông.

Không nên lạm dụng thuốc trong quá trình điều trị
Không nên lạm dụng thuốc trong quá trình điều trị

Theo dõi chăm sóc sức khỏe

Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và nên được người thân hỗ trợ trong việc chăm sóc bản thân và em bé mới sinh. Ngoài ra, còn phải được nhân viên y tế theo dõi sức khỏe thường xuyên, cụ thể như:

– Theo dõi các chỉ số sinh hoá máu: men gan, ure, axit uric, protein, bilirubin để phát hiện tan máu.

– Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu liên quan đến thần kinh: đau đầu, mờ mắt, đau thượng vị. 

– Theo dõi huyết áp, cân nặng, phù và protein niệu.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hậu sản giật sau sinh mà chúng ta cần biết, hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Chúc các mẹ sau sinh bị sản giật sớm vượt qua và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống nhé.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN