Hậu sản giật – Nỗi lo chưa chấm dứt sau sinh

July 2, 2021

Mỗi người phụ nữ khi mang thai đều phải trải qua khoảng thời gian mang thai đầy vất vả cùng với giai đoạn vượt cạn đầy khó khăn. Tưởng chừng sau sinh họ sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi, thoải mái, không phải lo lắng. Tuy nhiên, một số người có thể gặp các triệu chứng hậu sản giật gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và tình mạng của sản phụ. Không ngoa khi các cụ xưa hay có câu “Cửa sinh là cửa tử” để nhắc nhở chị em và người thân cần quan tâm đến sản phụ. Từ đó, giúp ngăn ngừa những biến chứng thai kỳ có thể xảy ra. 

Hậu sản giật là một trong những biến chứng sản khoa nghiêm trọng. Mặc dù nó hiếm gặp nhưng lại có nguy cơ gây tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy hậu sản giật là gì? Có những dấu hiệu nào để phát hiện bệnh?… Các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp những vấn đề này nhé.

Hậu sản giật là gì?

Hậu sản giật (PPP) hay nhiều người còn gọi là tiền sản giật sau sinh. Đây chính là một biến chứng sản khoa xảy ra tương tự với tiền sản giật, nhưng khác ở chỗ PPP chỉ xảy ra sau sinh. Nguyên nhân là do huyết áp cao kết hợp với biến chứng của một số bệnh mãn tính ở mẹ gây ra. Sản giật có thể xảy ra với tỷ lệ 50% trước sinh, 25% trong khi sinh và 25% sau sinh.

Hậu sản giật là gì?

Hậu sản giật là gì?

Hậu sản giật thường xảy ra trong vòng 48 tiếng sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp kéo dài đến tận 6 tuần sau sinh. Những trường hợp này được gọi là hậu sản giật muộn.

Khi được chẩn đoán mắc hậu sản giật, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu ở lại bệnh viện theo dõi và điều trị. Sản phụ chỉ được về khi huyết áp quay trở về bình thường. Nếu huyết áp của mẹ tăng cao, khó khăn trong việc kiểm soát, lúc này sẽ cần sự can thiệp sâu về y khoa để tránh các nguy cơ tim mạch. Từ đó, tránh có những ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài.

PPP thường bị ở những phụ nữ có cơ địa yếu, sinh con đầu lòng. Ngoài ra, bênh hậu sản có thể gặp ở người trẻ hay những người lao động vất vả, không được nghỉ ngơi,…

Có những biểu hiện nào giúp mẹ phát hiện bệnh lý? 

Hậu sản giật không có những biểu hiện rõ ràng, người mẹ sau sinh lại toàn tâm chăm sóc con nên ít khi chú ý đến bản thân. Do vậy, sản phụ rất dễ bỏ qua đến những biểu hiện nhỏ. Do vậy, các mẹ bầu cần nắm rõ những hiểu hiện của tiền sản giật. Từ đó, nhanh chóng phán đoán tình trạng sức khỏe của mình để được điều trị kịp thời.

Cụ thể khi có các biểu hiện như sau

– Huyết áp cao (từ 140/90mmHg trở lên)

– Protein niệu dương tính

– Buồn nôn

– Đau đầu

– Thị lực giảm sút, nhìn mờ, mắt trở nên mẫn cảm với ánh sáng

– Đau bụng thượng vị

– Lượng nước tiểu giảm

– Tăng cân nhanh chóng (1kg/tuần)

– Một số bộ phận của cơ thể sưng, phù (mặt, tay, chân)

– Phù

Huyết áp cao là dấu hiệu dễ nhận biết của hậu sản giật

Huyết áp cao là dấu hiệu dễ nhận biết của hậu sản giật

Hậu sản giật nguy hiểm như thế nào?

Cơn sản giật gồm 4 giai đoạn: xâm nhiễm, giật cứng, giật giãn cách và hôn mê. Khi xuất hiện cơn co giật hậu sản giật, biến chứng xuất huyết não có khả năng xảy ra. Từ đó, nó có thể khiến mẹ bị hôn mê sâu, kéo dài. Cuối cùng dẫn đến tử vong.

Hậu sản giật dễ gây ra các cơn sản giật liên tiếp không thể kiểm soát. Nó có thể khiến các cơ quan quan trọng như gan và thận, đặc biệt là não sẽ dễ bị hủy hoại.

Làm thuyên tắc mạch khiến lượng máu đi nuôi dưỡng các cơ quan giảm. Từ đó nó gây hoại tử cơ quan.

Trong cơn sản giật mạnh, mẹ có thể tự cắn vào lưỡi gây tử vong do máu mất quá nhiều. Hoặc mẹ có thể bị ngạt thở do máu chảy ngược vào thanh quản.

Giật hậu sản cũng gây ra đột quỵ, một trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Nguyên nhân là do máu không cung cấp đủ hay không đến các cơ quan. Từ đó, nó khiến cơ quan đó không hoạt động.

Hậu sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác

Hậu sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác

Điều trị hậu sản giật cho bà bầu như thế nào?

Nếu xuất hiện cơn co giật, mẹ bầu cần được nằm nghiêng về một phía, tránh hít phải đờm dãi. Đặt một ống dẫn khí nhựa hoặc một mảnh ngáng lưỡi mềm vào giữa 2 hàm răng. Hút dịch ra khỏi khí quản hoặc thanh môn. Bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch bằng magie sulfat 4g hay diazepam (5mg đến 10 mg) trên 4 phút để cắt cơn giật.

Nếu mẹ không bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định tiêm truyền magie sulfat liên tục, với tốc độ 3g/giờ. Cứ 4-6 tiếng sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ Mg trong máu một lần. Tốc độ truyền dịch sẽ điều chỉnh để nồng độ Mg ở mức cần thiết cho điều trị. Lượng nước tiểu, nhịp thở và phản xạ gân xương sâu được kiểm tra mỗi giờ để theo dõi nhiễm độc Mg. Từ đó, nó có thể giải độc bằng gluconat calci kịp thời. 

Nếu huyết áp tăng cao với huyết áp tâm trương lớn hơn 140mmHg. Mẹ cần sử dụng thuốc hạ huyết áp để giảm huyết áp tâm trương đến mức 90 – 100mmHg. Việc tiêm truyền magie sulfat vẫn tiếp tục đến khi hết sản giật. Điều này có thể kéo dài khoảng 1 đến 7 ngày. Nếu lượng nước tiểu bài tiết đạt trên 100-200ml/giờ, việc tiêm truyền magie sulfat sẽ ngừng lại. Với các cơn tiền sản giật hay sản giật muộn cũng sẽ tiến hành điều trị như trên. 

Cách phòng tránh hậu sản giật ra sao?

Sau quá trình mang thai và sinh nở vất vả. Cơ thể người mẹ thường khá yếu và nhạy cảm. Do vậy, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho mẹ sẽ giúp mẹ nhanh phục hồi và hạn chế nguy cơ hậu sản giật có thể xảy ra. Do vậy, để phòng ngừa và đề phòng hậu sản giật, mẹ cần chú ý đến các nội dung. Chăng hạn:

– Chế độ ăn uống dinh dưỡng

Sau sinh nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng cao. Đặc biệt ít nhất 6 tuần sau sinh. Do đó, chế độ ăn dinh dưỡng đủ sắt, canxi, dha là điều rất cần thiết. Các thực phẩm như thịt cá, trứng sữa, rau xanh…. và cả thuốc bổ cho mẹ sau sinh là rất cần thiết. Mẹ cũng nên uống đủ nước và hạn chế uống trà, cà phê.

 

– Chế độ sinh hoạt

Mẹ sau sinh nên nghỉ ngơi kết hợp vận động nhẹ nhàng. Không nên làm việc quá sức cũng như không nên nằm quá nhiều. Mẹ nên đi lại và tập các bài tập nhẹ nhàng. Việc này giúp sản dịch đẩy ra ngoài nhanh cũng như tinh thần của mẹ được cải thiện tốt hơn. Việc ngủ đủ giấc từ 8 – 9 tiếng 1 ngày là cần thiết, nếu bé không ngoan mẹ nên nhờ người thân, chồng hoặc thuê người trông bé. Tránh để cơ thể mẹ quá mệt mỏi, stress.

– Vệ sinh cá nhân

Sau sinh 3-4 ngày sản phẩm nên tắm sạch bằng nước ấm. Nên tắm trong phòng kín và không được tắm bồn hay tắm quá lâu. Thời gian 5- 10p là hợp lý. Mẹ nên lâu người và mặc quần áo thật nhanh nhé.
Mẹ nên gội đầu và tắm cách ngày nhau hoặc cách thời gian. Tránh tắm gội cùng nhau thì tốt hơn.
Mẹ nên làm sạch vùng kín và thay băng vệ sinh sau 4 tiếng. Đặc biệt kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi sạch sản dịch mẹ nhé.

Hậu sản giật là biến chứng sau sinh nguy hiểm mà bất cứ bà mẹ hay người thân nào cũng cần quan tâm. Do vậy, việc chăm sóc mẹ sau sinh giúp mẹ khỏe mạnh, vui vẻ sẽ hạn chế tối đa được việc các chứng bệnh hậu sản xuất hiện. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích được phần nào cho mẹ bầu và người thân. Chúc mẹ bầu có thai kỳ hoàn hảo.

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN