Bị trĩ khi mang bầu phải làm sao? Cách phòng tránh.

February 17, 2022

Trĩ là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, theo thống kê cho thấy có tới 50% các bà bầu gặp các dấu hiệu của bệnh trĩ trong thai kỳ. Thai càng to, tình trạng trĩ  càng trầm trọng. Vậy bị trĩ khi mang bầu phải làm sao? Cách phòng tránh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân bị trĩ khi mang bầu

Trĩ  là tình trạng phình hoặc viêm các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai khi tỷ lệ bệnh ở nhóm đối tượng nà lên tới trên 50%. Nguyên nhân của bệnh trĩ khi mang bầu có thể đến từ nhiều lý do, có thể kể tới như:

– Táo bón

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ ở các mẹ bầu. Táo bón khi mang thai cũng làm cho bệnh trĩ ngày càng nặng. Nguyên nhân là do mẹ bầu sử dụng viên sắt, do rối loạn hệ tiêu hóa hay thai nhi lớn đè lên ruột. Mẹ bầu bị táo bón khi đi đại tiện sẽ cố gắng rặn để tống phân ra ngoài, điều này làm tăng áp lực lên các búi trĩ, tạo điều kiện cho trĩ phát triển và thêm trầm trọng.

Táo bón là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ khi mang bầu
Táo bón là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ khi mang bầu

– Sự thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể tăng lên khiến các mô ở thành tĩnh mạch trở nên lỏng lẻo, dễ bị tổn thương, sưng viêm. Bên cạnh đó, progesterone còn làm chậm nhu động ruột khiến cho mẹ bầu dễ bị táo bón dẫn đến trĩ.

– Thai nhi lớn dần

Những tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về kích thước và trọng lượng. Tử cung lớn dần gây tăng áp lực lên tính mạch chủ dưới và các tĩnh mạch vùng chậu . Điều này gây ảnh hưởng tới lưu thông tuần hoàn  của các tính mạch trong thành ruột khiến chúng bị căng và phình dẫn đến sự rối loạn các đám tĩnh mạch ở hậu môn gây ra trĩ. Điều này giải thích tại sao bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng thường gặp nhất.

– Gia tăng thể tích tuần hoàn

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng 40-50% so với bình thường dẫn đến các mạch máu phải làm việc nhiều hơn, trong đó bao gồm cả các tĩnh mạch hậu môn. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho bệnh trĩ xuất hiện.

Ngoài ra, bệnh trĩ khi mang thai còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như mẹ ít vận động, ngồi quá lâu hay tăng cân quá mức…

Các triệu chứng của bệnh trĩ khi mang bầu

– Chảy máu tươi khi đi đại tiện, có thể thấy vết máu dính trên phân hoặc trên giấy chùi.

– Có búi trĩ lòi ra ở ngoài hậu môn, ban đầu búi trĩ có thể tự co lại nhưng sau 1 thời gian búi trĩ lồi hẳn ra ngoài.

– Liên tục xuất hiện dịch tiết gây ẩm ướt ở vùng hậu môn.

– Hậu môn ngứa, kích thích có khi sưng đau do tắc mạch, để lâu có thể dẫn đến hoại tử. 

Mẹ bầu bị trĩ thường bị chảy máu tươi khi đi đại tiện
Mẹ bầu bị trĩ thường bị chảy máu tươi khi đi đại tiện

Bị trĩ khi mang bầu có sinh thường được không?

Bị trĩ khi mang thai có thể sinh thường được hay không là nỗi băn khoăn lo lắng của rất nhiều bà bầu mắc phải bệnh lý này trong thai kỳ. Theo các chuyên gia y tế, trĩ không phải là bệnh nằm trong danh sách cần chỉ định sinh mổ do đó các mẹ bầu có thể yên tâm rằng mình vẫn có thể sinh thường. 

Tuy nhiên, khi phát hiện các dấu hiệu của trĩ, nhất là ở các tháng cuối, mẹ bầu nên tới các cơ sở y tế để thăm khám. Lúc này, tùy từng giai đoạn bệnh khi thăm khám thực tế bác sĩ sẽ có lời khuyên cho mẹ bầu nên sinh mổ hay sinh thường để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

– Đối với trĩ nội độ 1, 2 hoặc trĩ ngoại mức độ nhẹ mẹ bầu có thể sinh thường. Tuy nhiên cần xác định bệnh trĩ có thể tăng lên sau quá trình rặn sinh.

– Đối với những trường hợp trĩ nặng, búi bĩ sa hẳn ra ngoài và không co hồi được, hậu môn liên tục tiết dịch thì sinh mổ là biện pháp an toàn cho cả mẹ và bé. Nguyên nhân là nếu sinh thường quá trình rặn trong lúc sinh có thể làm cho búi trĩ sụt xuống nhiều gây nguy hiểm và quá trình phục hồi sau sinh cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Làm sao để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của mẹ bầu. Để ngăn ngừa được bệnh trĩ khi mang thai, mẹ bầu cần áp dụng một số lời khuyên sau:

– Uống nhiều nước hàng ngày: Mẹ bầu nên uống ít nhất 2,5l nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp cho phân mềm và dễ dàng thải ra ngoài.

– Ăn nhiều rau và hoa  quả để cung cấp chất xơ cho cơ thể tránh táo bón.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang bầu
Cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang bầu

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ làm tăng tình trạng táo bón như các loại thịt đỏ, bánh mì trắng hay các loại thực phẩm chế biến sẵn.

– Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, đặc biệt không được nhịn đại tiện.

– Đặt chân lên một chiếc ghế thấp khi ngồi trên bồn cầu sẽ giúp mẹ bầu đi ngoài dễ dàng hơn.

– Tránh tâm lý căng thẳng khi đi vệ sinh.

– Vận động cơ thể thường xuyên, tránh ngồi quá lâu ở một tư thế.

Trên đây là một số vấn đề  liên quan đến tình trạng trĩ khi mang bầu cũng như một số gợi ý giúp phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả. Hi vọng bạn đã có cho mình những thông tin có ích. Chúc bạn mạnh khỏe!

Xem thêm: Bà bầu bị ù tai

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN