Bệnh loãng xương có chữa được không?

December 28, 2021

Bệnh loãng xương có chữa được không, gây nguy hiểm gì nếu mắc phải? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn về vấn đề này.

Bệnh loãng xương thiếu chất gì?

Bệnh loãng xương là do sự thiếu hụt lâu ngày canxi, vitamin D, vitamin K, magie và các khoáng chất khác. Sự thiếu hụt trầm trọng này sẽ dẫn đến xốp xương, suy giảm khối lượng xương và xương giòn dễ gãy.

– Canxi: Cùng với phốt pho, đây là nguyên liệu quan trọng để cấu tạo nên xương. Thiếu canxi gây rối loạn thần kinh, ngủ không ngon, chuột rút, tê bì chân tay và xương khớp bị biến dạng…

– Vitamin D: Thiếu vitamin D không chỉ gây còi xương ở trẻ nhỏ, loãng xương ở người trưởng thành mà còn có thể dẫn tới bệnh lý tim mạch, hen suyễn…

– Vitamin K: Đối với người đã qua 40 tuổi, lúc này xương bắt đầu thoái hóa, việc không bổ sung đủ vitamin K sẽ dẫn đến loãng xương.

Bệnh loãng xương do sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất
Bệnh loãng xương do sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất

– Magie: Thiếu magie là nguyên nhân dẫn đến trình trạng mất cân bằng nồng độ canxi, gián tiếp gây ra bệnh lý loãng xương.

– Phốt pho: Là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương, răng; việc thiếu phốt pho sẽ dẫn đến giảm mật độ xương, mềm xương. Việc thiếu phốt pho không có triệu chứng ngay lập tức mà diễn ra âm thầm, nên bổ sung đủ khoáng chất này cho cơ thể là rất quan trọng.

Xem thêm: Điều trị loãng xương

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương diễn ra âm thầm và lâu dài, nếu không được kịp thời chữa trị có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

Gãy xương, gãy lún cột sống

Cột sống, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay cũng như xương đùi là những bộ phận chịu lực và nhiều tác động nhất. Khi bạn bị loãng xương, đây cũng là những xương bị ảnh hưởng lớn nhất. Gãy xương đùi, gãy khớp háng hay gãy cổ tay đều là những tình trạng bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi bị loãng xương.

Bệnh loãng xương có thể gây gãy lún cột sống nếu không chữa trị
Bệnh loãng xương có thể gây gãy lún cột sống nếu không chữa trị

Theo thống kê, có đến 75% nữ giới và 25% nam giới trên 50 tuổi bị gãy xương đùi có liên quan đến loãng xương. Bên cạnh đó, tỉ lệ tái gãy ở những bệnh nhân này có thể tăng 2,5 lần. Có đến 60% người bị gãy xương đùi do loãng xương bị hạn chế vận động và 40% người bị gãy xương không thể vận động bình thường mà phải phụ thuộc vào người khác.

Ngoài ra, loãng xương còn gây ra gãy lún đốt sống ngực T6, đốt sống lưng L12 – T1 hoặc xẹp đốt sống.

Giảm chiều cao

Loãng xương khiến xương xốp đi, cùng với trọng lượng của cơ thể, xương bị ép ngắn lại dẫn đến suy giảm chiều cao.

Nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch, hô hấp

Loãng xương là hậu quả của thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể:

– Canxi giúp hoạt động co bóp của cơ tim ổn định, khi nồng độ canxi huyết tương thấp sẽ dẫn đến tình trạng loạn nhịp, giảm nhịp.

– Vitamin K có liên quan trực tiếp đến quá trình vôi hóa động mạch, việc thiếu hụt vitamin K sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn bình thường.

– Magie có tác dụng vận chuyển kali và canxi vào trong tế bào để duy trì sự ổn định của nhịp tim. Khi thiếu magie sẽ làm nhịp tim tăng giảm bất thường do sự suy giảm nồng độ kali hay canxi.

– Việc thiếu hụt  phốt pho có thể gây thở không đều, khiến bệnh lý hô hấp trầm trọng hơn.

Loãng xương có thể gây tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch
Loãng xương có thể gây tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch

Ngoài ra, việc thường xuyên phải nhập viện để điều trị các biến chứng do loãng xương gây ra như gãy xương, nứt vỡ xương cũng làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lý về đường hô hấp.

Bệnh loãng xương có chữa được không?

Trình trạng loãng xương thường diễn ra âm thầm, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn khi tình trạng này diễn ra lâu dài. Nếu bệnh được phát hiện sớm, loãng xương có thể điều trị làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.

Hiện nay, loãng xương chưa có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ bữa ăn hàng ngày và luyện tập hợp lý là rất cần thiết để ngăn ngừa và làm chậm quá trình loãng xương.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh loãng xương. Hi vọng qua bài viết bày, bạn đọc sẽ biết được “bệnh loãng xương có chữa được không”? Thiếu chất gì gây nên bệnh loãng xương?

Xem thêm: Cách phòng bệnh loãng xương

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN