Bà bầu bị tê chân tay khỏi ngay không tốn một viên thuốc

April 2, 2021

Bà bầu bị tê chân phải làm sao? Tê chân, tê tay đều là những vấn đề mà mẹ bầu nào cũng đều phải trải qua trong thai kỳ. Có thể tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của mẹ. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, xác định các dấu hiệu để biết nên làm gì, không nên làm gì nếu bị tê chân khi mang thai nhé.

Nguyên nhân gì dẫn đến bà bầu bị tê chân tay?

Châm chích, ê ẩm hay đau nhức là những cảm giác của bà bầu bị tê chân tay. Triệu chứng này là do hiện tượng mạch máu ở hai chân không được lưu thông giữa các bộ phận trong cơ thể.

Với bà bầu thì hiện tượng chèn ép các mạch máu thường xuyên xảy ra đặc biệt ở khoảng tuần thứ 20 trở đi. Khi đó, kích thước thai nhi lớn nhanh đè ép vào các mạch máu. Từ đó, sự lưu thông của tuần hoàn bị cản trở gây tình trạng tê bì chân tay khi mang thai.

 

bà bầu bị tê chân tay
Bà bầu bị tê chân do nhiều nguyên nhân.

Cụ thể:

Do bà bầu tăng cân
Phụ nữ mang thai còn bị tê tay chân do tăng cân nhanh chóng. Càng về các tháng cuối thai kỳ thì hiện tượng các mạch máu bị chèn ép nặng nề hơn dẫn đến tê tay chân nhất trong 3 tháng cuối.

Thiếu vitamin và khoáng chất 
Nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai tăng cao. Thiếu canxi và magie thai kỳ cũng gây ra tình trạng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp. Thực tế, hầu hết phụ nữ đều bị thiếu canxi thai kỳ. Dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, đặc trưng nhất là tê bì chân tay.

Thiếu máu cũng là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Khi thiếu máu thì tốc độ và mức độ tưới máu đến các cơ quan đều giảm. Tình trạng này dẫn đến máu lưu thông kém đến các chi. Hậu quả: tê các đầu ngón chân, ngón tay.

– Ngoài ra, còn có một vài lý do khác như: Các bệnh lý về phù, bắp chân to, ít vận động, thay đổi nội tiết tố,… cũng là nguyên nhân khiến bà bầu tê bì chân. Những bệnh này đều trực tiếp hoặc gián tiếp chèn ép lên các mạch máu, gây thiếu máu ở các chi.

Dấu hiệu bà bầu bị tê bì chân tay ra sao?

Vì tê chân là triệu chứng thông thường nhiều bà bầu gặp phải nên được xem là bệnh nhẹ. Nó xuất hiện, khởi phát và kết thúc không gây nguy hiểm với những dấu hiệu như:

– Xuất hiện ở khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, có thể kéo dài đến khi sinh. Cảm giác tê bì càng ngày nặng lên tùy thuộc vào kích thước của thai nhi.

– Thường tê tê ở các đầu ngón chân, ngón tay và gan bàn chân, bàn tay. Đôi khi lan sang cả vùng lưng và đùi.

 

dấu hiệu tê chân như kiến bò
Biểu hiện tê chân như kiến bò.

– Xuất hiện do các tư thế ngồi, nằm, đứng không chuẩn. Sẽ giảm dần nếu được xoa bóp và biện pháp ngăn chặn kịp thời.

– Nếu tê chân do sinh lý bình thường thì sẽ mất luôn sau khi sinh hoặc giảm dần. Đây là 1 trong những dấu hiệu phân biệt với các tình trạng tê chân bệnh lý.

Tê chân, tê tay khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, ai cũng mong có một sức khỏe tốt để con yêu được phát triển toàn diện. Đôi khi chỉ những triệu chứng rất nhỏ cũng khiến mẹ phải lo lắng. Đặc biệt với những mẹ chưa có con đầu lòng. Nhiều mẹ thường suy nghĩ, liệu mình đau như thế này thì con có bị làm sao không, mình có bị bệnh gì không?

CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Vui lòng đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ dược sĩ!

Câu trả lời là không nếu tê chân ở bà bầu do sinh lý. Đặc biệt càng về cuối thai kỳ, cảm giác ngày càng tồi tệ. Những lần tê cũng kéo dài và lặp lại thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, nó luôn cản trở việc sinh hoạt của mẹ nhất là vào ban đêm khi mẹ đang ngủ. Nếu mẹ bị mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con.

Nếu tê chân ở bà bầu do bệnh lý thì cần được gặp bác sĩ để được can thiệp nhanh chóng. Tránh để càng lâu càng nguy hiểm.

Bà bầu bị tê chân phải làm sao để khỏi cần dùng thuốc điều trị? 

Bà bầu bị tê chân có thể được phòng và khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây không tốn một viên thuốc nào.

Tác động trực tiếp vào chân

 

xoa bóp giảm tê mỏi chân
Xoa bóp giảm tê mỏi chân khi mang thai.

Xoa bóp chân: Mẹ dùng tay xoa bóp khắp chân cùng với các động tác làm linh hoạt các khớp ngón chân. Biện pháp này rất đơn giản và giảm triệu chứng tạm thời nhanh chóng.

Ngâm chân: Bạn có thể  sử dụng nước ấm hoặc có thêm một chút tinh dầu. Trước khi đi ngủ ngâm chân sẽ làm mẹ bầu ngủ sâu và ngon hơn rất nhiều. Ngâm chân giúp cho các mạch máu lưu thông dễ dàng hơn và hiện tượng tê bì cũng biến mất.

Chườm khăn: Bạn nên dùng khăn lạnh cườm để làm mất cảm giác tê ở chân và giảm sưng, đau nếu có.

Bổ sung đủ chất để phòng chống tê tay chân khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai nhu cầu về dưỡng chất tăng cao đặc biệt là sắt và canxi. Bổ sung đầy đủ canxi cho bà bầu khoảng: 800mg-1500mg và sắt cho bà bầu khoảng: 30mg-60mg giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Lời khuyên của chuyên gia nên bổ sung sớm để tránh tình trạng tê tay chân, chuột rút, hoa đầu chóng mặt khi mang thai.

Tham khảo : Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure Hical

99% Canxi trong xương và răng tồn tại dưới dạng Hydroapatite
100% Nano Canxi Hydroapatite cung cấp bởi Viện Hóa Học-Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure Hical

Hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh – Vững chắc tương lai

 

Sắt canxi cho bà bầu nên uống khi nào

Mua Combo tặng ngay phần quà 120.000 VNĐ + Cẩm nang hành trình làm mẹ

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Avisure Hical (Hộp màu xanh 60 viên: 325.000 VNĐ)

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Avisure Safoli (hộp màu đỏ 60 viên: 340.000 VNĐ)

 

Mẹ bầu bị tê chân là một bệnh về sinh lý có thể không nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng nó cản trở nhiều đến quá trình hoạt động hàng ngày của mẹ. Vì vậy, mẹ cần có biện pháp để khắc phục tốt nhất có thể. Đặc biệt chú ý đảm bảo cho mẹ bầu đủ chất để hạn chế tình trạng tê chân, tê tay thai kỳ. 

Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học

Tập thể dục buổi sáng bằng những bài dành riêng cho bà bầu. Tập thể dục giúp mẹ có một sức khỏe tốt, khí huyết lưu thông, các khớp linh hoạt.

 

bà bầu tập luyện thể dục
Bà bầu nên tập luyện thể dục thường xuyên.

Chú ý tư thế ngủ và làm việc sao cho thoải mái nhất. Thường xuyên thay đổi tư thế, đi lại cũng góp phần làm cho tay chân mẹ không bị tê.

– Bổ sung canxi cho mẹ bầu kịp thời nếu tê chân do thiếu canxi. Trước hết, bạn cần đi gặp bác sĩ để biết được tình trạng thiếu hụt của cơ thể để bổ sung đúng cách. Một số loại thực phẩm giàu canxi như: cá, cua, tôm, rau xanh, đậu đen, hạnh nhân,…Hoặc sẽ được bổ sung canxi bằng thực phẩm chức năng, sữa,…

– Lưu ý, nếu triệu chứng kéo dài, nặng nề, dai dẳng. Không được tự điều trị theo kinh nghiệm hay sự mách bảo của những người không chuyên. Lúc này bạn cần điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế là an toàn và tốt nhất.

Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ? 

Trong suốt thời kỳ mang thai mẹ luôn phải đi khám định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và con yêu. Sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên con. Vì vậy, mẹ cần thận trọng và nhanh nhạy về các vấn đề sức khỏe trong giai đoạn này.

 

khi nào bà bầu cần gặp bác sĩ
Bà bầu cần gặp bác sĩ khi nào?

Nếu các biểu hiện tê bì chân, tay hay toàn thân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt, làm việc hoặc dùng các biện pháp không dùng thuốc mà không đỡ. Khi đó, bạn nên gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt, không được tùy ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khác kể cả thuốc dược liệu hay thuốc giảm đau.

Chúng tôi hi vọng rằng, bài chia sẻ này có thể giúp được phần nào cho sức khỏe thai kỳ của bạn. Tổng đài tư vấn miễn cước phí: 1800.0016

ĐẶT MUA ONLINE

NHẬN KHUYẾN MÃI 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN 120.000+CẨM NANG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ VÀ NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHÁC

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE HICAL có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN